1. Các nội dung hợp tác

 Trường Đại học Vinh nhận đào tạo cho phía bạn tất cả các trình độ, các ngành nghề mà nhà trường đang đào tạo thông qua nhiều hình thức: đào tạo lưu học sinh diện học bổng hiệp định, đào tạo lưu học sinh diện kết nghĩa giữa các địa phương và chủ yếu là đào tạo lưu học sinh diện tự túc kinh phí. 

- Dạy chương trình tiếng Việt và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho cán bộ và học sinh Lào khi mới sang, chuẩn bị để học đại học hoặc các trình độ khác;
- Đào tạo đại học hệ chính quy các ngành cử nhân khoa học (Du lịch, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Chính trị - Luật, Khoa học môi trường...), các ngành kỹ sư (Tin học, Điện tử viễn thông, Xây dựng, Khuyến nông, Quản lý đất đai...) và các ngành sư phạm (Toán, Lý, Hóa, Sinh, ...).
- Đào tạo trình độ thạc sĩ các chuyên ngành: Quản lý giáo dục, Giải tích, Hoá vô cơ...
- Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên ở các bậc học: bồi dưỡng giáo viên các môn học ở phổ thông; bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; trao đổi kinh nghiệm quản lý trường học.
- Tổ chức các hoạt động văn hoá - xã hội, chủ yếu thông qua hoạt động tình nguyện.
 
2. Quá trình đào tạo lưu học sinh cho nước bạn Lào
Trường Đại học Vinh đã có mối liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng cán bộ với Trường đại học Quốc gia Lào và một số cơ sở giáo dục của nước CHDCND Lào từ trước năm 2000.
Ngày 23/9/2003, Sở Giáo dục Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Trường Đại học Vinh đã ký kết văn bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ đại học cho nước bạn Lào, trong đã có tỉnh Xiêng Khoảng - tỉnh giáp ranh với Nghệ An.
Ngày 20/11/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cã công văn số 11335/ĐH&SĐH về việc đồng ý cho Trường Đại học Vinh đào tạo trình độ đại học cho lưu học sinh (LHS) hệ tự túc Lào và Thái Lan, mở ra hướng đào tạo mới cho nhà trường - đào tạo sinh viên quốc tế.
Năm học 2003 - 2004, Sở Giáo dục Xiêng Khoảng bắt đầu gửi LHS sang học tập với số lượng đợt I là 34 người, đến từ 03 tỉnh là Viêng Chăn, Xiêng Khoảng và Chăm Pa Xắc, trong đã có 2 LHS hưởng chế độ học bổng hiệp định giữa hai chính phủ Lào - Việt Nam. Những năm học tiếp theo, số lượng sinh viên quốc tế tại Trường đã tăng lên nhanh chóng, không những chỉ có LHS Lào mà còn mở rộng ra các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc.
Năm học 2004 - 2005, Sở Giáo dục Xiêng Khoảng gửi tiếp 03 LHS.
Năm học 2005 - 2006, Sở Giáo dục Xiêng Khoảng gửi 09 LHS (gồm 7 LHS Xiêng Khoảng và 02 LHS Thủ đô Viêng Chăn). Số LHS Lào tại Trường lúc này là 39.
Năm học 2006 - 2007, Sở Giáo dục Xiêng Khoảng gửi 76 LHS, gồm LHS của 07 tỉnh ở Lào. Số LHS Lào tại Trường tăng lên 105 người. LHS Bumi Vananhut hoàn thành chương trình Thạc sỹ.
Năm học 2007 - 2008, Sở Giáo dục Xiêng Khoảng gửi tiếp 122 LHS. Nâng tổng số LHS Lào tại Trường lên 227 người. Cuối năm, có 13 LHS đã tốt nghiệp đại học, 02 LHS tiếp tục học cao học, số LHS còn lại hiện đã về nước và làm việc tại Lào (Trong đã có 01 LHS làm việc tại Văn phòng Chính phủ Lào, 01 LHS làm việc tại Quốc Hội Lào...).
Năm học 2008 - 2009, Sở Giáo dục Xiêng Khoảng gửi 168 LHS học tiếng Việt, 01 LHS nhập học Sau đại học. Tổng số LHS Lào học tại Trường là 348 người, đến từ 9 tỉnh của CHDCND Lào. Cuối năm có 7 LHS tốt nghiệp Đại học. Trường Đại học Vinh trở thành một trong những trường có số lượng LHS Lào theo học đông nhất cả nước (bằng 1/10 sinh viên Lào học tại VN).
Năm học 2009 - 2010, có 50 LHS nhập học tiếng Việt, số LHS tại Trường là 314 người. Cuối năm có 12 LHS tốt nghiệp đại học (hiện có 4 LHS đã được nhận vào công tác tại Trường Cao đẳng Khang Khay, 01 LHS làm việc tại UBND tỉnh Xiêng Khoảng).
Năm học 2010 - 2011, có 03 LHS nhập học Sau đại học, 27 LHS nhập học Đại học và 10 LHS nhập học tiếng Việt. Số LHS Lào tại trường hiện nay là 276 người. Tháng 01/2011 sẽ cã 1 LHS bảo vệ luận văn Thạc sĩ Quản lý Giáo dục... Dự kiến cuối năm học này, Trường Đại học Vinh sẽ ra mắt Phân hiệu Trường Đại học Vinh tại Lào và tổ chức lễ trao bằng cử nhân, kỹ sư cho gần 60 lưu học sinh Lào tốt nghiệp năm 2011 tại Thị xã Phôn Sa Vẳn, tỉnh Xiêng Khoảng.
Trong 7 năm qua, Nhà trường đã và đang đào tạo nhiều cán bộ cốt cán của Đảng và nhà nước Lào cử sang học tập như Thư ký Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Giám đốc Sở giáo dục, Chuyên viên Văn phòng Trung ương Đảng, Cán bộ các Sở, Ban, Ngành, cán bộ huyện, Hiệu trưởng một số trường trung học… Nhiều LHS tốt nghiệp từ Trường Đại học Vinh bước đầu đã khẳng định được năng lực khi được nhận vào làm việc và đã phát huy năng lực ở các cơ quan quan trọng tại Lào như: Văn phòng Thủ tướng, Văn phòng Quốc Hội, UBND Tỉnh, Sở Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Quốc gia, Ngân hàng Lào Việt, các trường cao đẳng, THCN như Cao đẳng Khang Khay...
 
3. Một số chính sách hỗ trợ của nhà trường đối với LHS
- Trước khi sang Việt Nam học tập, LHS được nhà trường cử sinh viên tình nguyện Việt Nam cùng lưu học sinh Lào đang học tập tại Trường sang Lào tình nguyện dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam. Từ 2007 đến nay, nhà trường đã cử 3 đoàn sinh viên tình nguyện sang các huyện thuộc tỉnh Xiêng Khoảng để dạy tiếng Việt cho cán bộ, nhân dân và học sinh Lào. Nhờ vậy, nhiều lưu học sinh tiếp cận tiếng Việt rất nhanh và có niềm say mê khi học tiếng Việt. 
Năm 2007: có 31 tình nguyện viên, trong đã có: 1 cán bộ, 15 sinh viên Việt Nam và 15 lưu học sinh Lào đang học tập tại tr­ường Đại học Vinh. Trong thời gian từ 30/6 đến 01/8/2007, Đội đã tổ chức dạy Tiếng Việt cho cán bộ các cơ quan (công an, bộ đội, giáo viên) và học sinh của Lào gồm 812 ng­ười (trong đã có 382 cán bộ, 430 học sinh), với 25 lớp đặt tại:
+ Huyện M­ường Khun : 5 lớp, 150 học viên.
+ Huyện M­ường Khăm : 4 lớp, 146 học viên.
+ Tr­ường THPT Phônsavẳn : 12 lớp, 420 học viên.
+ Sở GD Xiêng Khoảng : 2 lớp, 96 học viên.
 
Năm 2008, Nhà trường chọn cử 32 sinh viên tình nguyện sang dạy tiếng Việt cho cán bộ và nhân dân của tỉnh Xiêng Khoảng. Qua thời gian chuẩn bị tích cực và 2 đợt hoạt động cao điểm (từ 30/6 - 24/7 và 24/7 - 20/8/2008), các sinh viên tình nguyện đã dạy 790 học viên, trong đó:
+ Huyện Noọng HÐt: 250 học viên
+ Huyện Mường Khun: 150 học viên
+ Huyện Pu Kút: 140 học viên
+ Thị xã Phôn Sa Vẳn: 250 học viên
 
                       
- LHS học 1 năm tiếng Việt và được nhận vào học tại các ngành lưu học sinh yêu thích và có năng khiếu (trường hợp nếu học 01 năm tiếng Việt vẫn không hoàn thành chương trình thì LHS phải học tiếp từ 1 học kỳ đến 1 năm tiếp theo). Lưu học sinh được đối xử bình đẳng như đối với sinh viên Việt Nam; được tạo điều kiện tìm hiểu phong tục tập quán Việt Nam; được phổ biến quy chế, nội quy, các chế độ theo quy định đối với LHS.
- LHS được bố trí ở trong ký túc xá của nhà trường; được sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học và các sinh hoạt văn hoá, thể thao.v.v... theo quy định hiện hành của Nhà trường. Được nhà trường hỗ trợ mỗi LHS 1 tháng 3m3 nước, 6KW điện...
- Được tham gia tất cả các hoạt động như sinh viên Việt Nam. Được khuyến khích phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, phát huy tài năng trên các lĩnh vực hoạt động. LHS đạt thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học... được Nhà trường biểu dương, khen thưởng.
- Được nhà giúp đỡ trong học tập và sinh hoạt thông qua các Câu lạc bộ sinh viên tình nguyện như CLB "Hoa Chăm pa" của Khoa Kinh tế, các CLB "Bạn giúp Bạn" ở hầu hết các khoa khác.
- LHS được nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ Tết truyền thống Việt Nam như sinh viên Việt Nam. Ngày Tết truyền thống, Ngày Quốc khánh của LHS được Nhà trường tổ chức gặp mặt, chúc mừng và được nghỉ học 01 ngày nếu Tết trùng vào ngày học.
- Được cử Ban đại diện LHS để quản lý mọi mặt đối với LHS của nước mình và làm đầu mối liên hệ với Nhà trường để giải quyết những việc có liên quan.
- Được cấp học bổng khuyến khích học tập, học bổng diện đào tạo nguồn cán bộ cho Nước CHDCND Lào.
 
4. Số lượng, cơ cấu lưu học sinh Lào năm học 2010 - 2011
Lưu học sinh Lào đang học tại Trường Đại học Vinh tính đến tháng 12/2010 gồm 275 LHS, phân bố như sau:
- Cơ cấu theo tỉnh:
            Tỉnh Xiêng Khoảng:                              146 LHS
            Tỉnh Xay nha Bu ly:                               30 LHS
            Tỉnh Bò Keo:                                        23 LHS
            Tỉnh Luông Prabang:                             20 LHS
            Tỉnh Huở Phăn:                                     19 LHS
            Tỉnh Viêng Chăn:                                  15 LHS
            Thủ đô Viêng Chăn:                              09 LHS
            Tỉnh Luông Nậm tha:                            09 LHS
            Tỉnh Ou đôm xay:                                 02 LHS
            Tỉnh Bô li khăm xay:                             02 LHS
 
- Cơ cấu theo diện đào tạo:
            LHS diện hiệp định:                              03 LHS
            LHS diện kết nghĩa:                              10 LHS
            LHS diện tự túc:                                   262 LHS
 
- Cơ cấu theo giới:
            Nữ giới:                                                 79 LHS
            Nam giới:                                              196 LHS
 
- Cơ cấu theo khoá học:
                  Đang học Tiếng Việt (năm thứ nhất):  10 sinh viên
                  Khoá 51 đại học (năm thứ nhất):             26 sinh viên
                  Khoá 50 đại học (năm thứ 2):    91 sinh viên
                  Khoá 49 đại học (năm thứ 3):    87 sinh viên
                  Khoá 48 đại học (năm thứ 4):    56 sinh viên
                  Khoá 47 đại học (năm thứ 5):    01 LHS (tốt nghiệp 01/2011)
                  Cao học khoá 16 (năm thứ ba):              01 sinh viên (BV 01/2011)
                  Cao học khoá 18 (năm thứ Nhất):           03 LHS
 
- Cơ cấu theo ngành học:

Tiếng Việt (Dự bị ĐH)
10
LHS
SP Tiếng Anh
01
LHS
CN Tiếng Anh
03
LHS
CN Quản trị kinh doanh
44
LHS
CN Kế toán
11
LHS
CN Tài chính Ngân hàng
66
LHS
Ngành kỹ sư­ Tin học
28
LHS
Ngành CN Tin học
09
LHS
SP Chính trị
02
LHS
CN Chính trị - Luật
26
LHS
Ngành CN Luật
11
LHS
CN Du lịch (Việt Nam học)
05
LHS
SP Toán
09
LHS
SP Vật lý
02
LHS
SP Hoá
12
LHS
SP Sinh
01
LHS
CN Khoa học Môi tr­ường
13
LHS
KS Nông học
01
LHS
KS Khuyến nông
03
LHS
KS Nuôi trồng Thuỷ sản
01
LHS
KS Xây dựng
05
LHS
KS ĐTVT
11
LHS
KS Quản lý đất đai
02
LHS
Các ngành đào tạo Thạc sĩ
04
LHS

- Cơ cấu theo tạm trú:
            Cơ sở 1:                                                        270 LHS
            Cơ sở 2 (Nông Lâm Ngư)                               05 LHS
 
5. Công tác tổ chức quản lý LHS  
Nhà trường có đầy đủ hệ thống tổ chức, quản lý lưu học sinh gồm các phòng, ban như: Phòng Hợp tác quốc tế (tuyển sinh, liên hệ để ký kết đào tạo, trao đổi quản lý...), Phòng Công tác chính trị và học sinh, sinh viên (là đơn vị đầu mối trong công tác quản lý; thực hiện các khâu từ tiếp nhận, tổ chức, quản lý đến tổ chức cấp phát bằng, chứng chỉ tốt nghiệp), Phòng đào tạo, Trung tâm Đảm bảo chất lượng (tổ chức quá trình đào tạo, thi, kiểm tra, cấp phát bằng, chứng chỉ), Trung tâm Phục vụ sinh viên (bố trí ở nội trú, quản lý giờ giấc sinh hoạt, tự học), Trạm Y tế (khám sức khoẻ, cấp phát thuốc, hướng dẫn LHS thực hiện bảo hiểm y tế), khoa Ngoại ngữ (đào tạo tiếng Việt cho LHS mới nhập học)...
LHS được bố trí 100% ở tại ký túc xá, được trang bị đầy đủ các tiện nghi cho học tập, sinh hoạt và được hưởng mọi quyền lợi như với sinh viên Việt Nam. Thông thường.
Hiện nay, phần lớn LHS Lào học tại Trường Đại học Vinh do Sở Giáo dục Xiêng Khoảng gửi đào tạo. Hằng tháng, Nhà trường và Sở Giáo dục Xiêng Khoảng đều có các cuộc trao đổi (cả trực tiếp, qua điện thoại và mạng internet) về công tác quản lý LHS.. Hằng năm, hai bên tiến hành gặp gỡ, trao đổi và ký kết bổ sung các văn bản ghi nhớ trong công tác đào tạo, quản lý LHS.
Dưới sự giúp đỡ của nhà trường, LHS của các nước đã thành lập tổ chức sinh viên của nước mình để tổ chức mọi phong trào của LHS cũng như là cầu nối giữa LHS với nhà trường, với Sở Giáo dục Xiêng Khoảng... Đoàn LHS là tổ chức của LHS mỗi nước, đứng đầu là Trưởng đoàn LHS và nhiều Ban hoạt động theo các mảng công việc như: Ban tự quản, Ban học tập, Ban văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao, Ban đời sống… Đoàn LHS hướng sinh viên nước mình tham gia các hoạt động của tuổi trẻ nhà trường, các công tác Đoàn - Hội và một số hoạt động chính trị do Tỉnh Nghệ An tổ chức.
Việc quản lý nề nếp học tập ở lớp học đối với LHS có sự khác biệt so với sinh viên Việt Nam: ở các lớp tiếng Việt, mỗi lớp có 01 giáo viên chủ nhiệm phụ trách, hướng dẫn LHS tường tận về cách học, cách sinh hoạt và tổ chức mọi hoạt động tại Việt Nam. Đối với LHS đang học đại học, tại mỗi khoa đều có một cán bộ quản lý sinh viên phụ trách. Hằng tuần theo dõi, nắm tình hình và báo cáo về công tác người nước ngoài ở khoa mình lên nhà trường qua giao ban công tác học sinh, sinh viên. Mỗi khoa đều có "Sổ theo dõi công tác lưu học sinh" nhằm quản lý chặt chẽ nề nếp học tập, rèn luyện của LHS.
Việc quản lý ngoài giờ học chủ yếu do Trung tâm phục vụ sinh viên đảm nhận, thực hiện theo nội quy nội trú, xây dựng môi trường Ký túc xá theo phương châm " xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện", Trung tâm PVSV đã thực hiện những mô hình, cách thức quản lý mới, cụ thể:
- Tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường ban hành cụ thể, chi tiết nội quy Nội trú và thực hiện quán triệt một cách đầy đủ đến từng phòng ở, từng LHS.
- Xây dựng mô hình sinh viên tự quản để tổ chức cho sinh viên tham gia các nhiệm vụ quản lý KTX với ý nghĩa nâng cao ý thức tự quản của sinh viên trong khu Nội trú, như: xây dựng và ban hành chức năng, nhiệm vụ của nhóm trực tự quản; tổ chức các nhóm trực tự quản của sinh viên nhằm quản lý công tác ANTT, VSMT và nền nếp sinh hoạt - học tập trong khu Nội trú.
- Trung tâm PVSV thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ của đơn vị phụ trách trực tiếp từng KTX để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công tác ăn, ở, sinh hoạt, tự học của LHS, kể cả việc quản lý giờ đi học, giờ tự học của LHS.
- Xây dựng đội ngũ Ban cán sự LHS Lào để tham mưu, giúp đì nhà trường nói chung, TT PVSV nói riêng trong công tác quản lý LHS.
- Thường xuyên tổ chức họp các đoàn LHS người nước ngoài nói chung, LHS Lào nói riêng nhằm tổng kết, đánh giá quá trình học tập, sinh hoạt và phổ biến kịp thời đến các bạn LHS những nội quy, quy định và chủ trương của nhà trường về những vấn đề liên quan đến LHS.
Ngoài ra, LHS được biên chế tại các Tổ sinh viên tự quản tại ký túc xá nhằm tự quản lý giờ giấc, nề nếp sinh hoạt ngoài giờ lên lớp và mọi hoạt động tại ký túc xá như an ninh, vệ sinh...
Hiện nay, ở tất cả các khoa đều tổ chức mô hình “Bạn giúp Bạn” - là hình thức tổ chức tình nguyện tại chỗ giúp đỡ LHS. Trên cơ sở tự nguyện, nhà trường tiến hành chọn cử các sinh viên có năng lực và nhiệt tình để kèm cặp LHS. Trung bình cứ mỗi LHS Lào có 2 - 3 sinh viên Việt Nam giúp đỡ. Những sinh viên tham gia tình nguyện giúp bạn chủ yếu là các sinh viên cùng lớp, thường xuyên chơi với nhau và cùng giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hằng tháng, các nhóm tình nguyện đều tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm để công tác này ngày càng đi vào bài bản, khoa học.
Mặt khác, nhà trường cũng tổ chức nhiều câu lạc bộ như "câu lạc bộ Hoa Chăm pa", chọn cử các sinh viên giỏi để tiến hành dạy bổ sung kiến thức cho các lưu học sinh học kém...
Nhà trường cũng thường xuyên tiến hành sàng lọc, phân loại LHS để tổ chức, quản lý. 7 năm qua đã có 02 LHS bị từ chối đào tạo do không đủ tiêu chuẩn, 05 LHS bị kỷ luật buộc thôi học, 12 LHS bị xoá tên khỏi danh sách, 13 LHS bị kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường và trên 30 LHS bị khiển trách do vi phạm nội quy nhà trường. Việc tiến hành xử lý kịp thời, nghiêm túc các trường hợp LHS vi phạm đã góp phần giữ vững nề nếp, kỷ cương, tăng cường ý thức kỷ luật đối với tập thể LHS nói riêng và HSSV nhà trường nói chung, tạo môi trường lành mạnh để LHS học tập, rèn luyện.
 
6. Công tác tổ chức đào tạo cho LHS
a) V việc dạy học tiếng Việt (lớp dự b đại học):
- Chương trình dạy học tiếng Việt được Nhà trường biên soạn căn cứ vào yêu cầu chung, căn cứ vào giáo trình của các trường đã đào tạo học sinh Lào và căn cứ vào trình độ của lưu học sinh Lào tại Trường Đại học Vinh
- LHS học tiếng Việt được tổ chức theo lớp với số lượng từ 10 đến 25 LHS/lớp, mỗi lớp có 1 giáo viên chủ nhiệm trực tiếp theo dõi và giảng dạy.
- Nề nếp tự học do Trung tâm phục vụ sinh viên giám sát.
- Nhà trường tổ chức kiểm tra chất lượng 3 lần/kỳ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Đào tạo kết hợp với Khoa Ngoại ngữ
- Kết quả học tập, rèn luyện của Lưu học sinh cũng là cơ sở đánh giá chất lượng công việc của giáo viên chủ nhiệm trong từng năm học
 
b) V đào tạo các trình độ đại học, sau đại học:
- Sau khi hoàn thành chương trình Dự bị đại học, LHS được đăng ký học các ngành đại học nếu đã tốt nghiệp THPT.
- Trong quá trình học tiếng Việt, nhà trường tổ chức giới thiệu các mã ngành nhà trường đang đào tạo và định hướng, tư vấn việc chọn ngành phù hợp cho lưu học sinh. Nếu sau 1 năm học, LHS thấy không phù hợp với ngành mình chọn thì có thể xin chuyển đổi ngành học.
- LHS học đại học được biên chế theo các lớp sinh viên, học tập theo các lớp tín chỉ như sinh viên Việt Nam.
            - Việc xếp loại, đánh giá kết quả của LHS được thực hiện như sinh viên Trường Đại học Vinh.
                                   
c) Đánh giá kết quả rèn luyện:
            + Đạo đức, tư cách: tốt:75%, TB 18%, kém 7%
            + Tinh thần đoàn kết nội bộ và quốc tế: tốt 85%, TB 10%, kém 5%
            + Những hoạt động có sự đóng góp của LHS: tốt 70%, TB 30%
            + Mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo: tốt 95%, TB 5%.
            + Ý thức chấp hành nội quy: tốt 70%, TB 20%, kém 10%
            + Ý thức chấp hành pháp luật: tốt 85%, TB 10%, kém 5%.
 
7. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và sinh hoạt của lưu học sinh Lào
a. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập
Lưu học sinh Lào được sử dụng bình đẳng về điều kiện học tập như sinh viên Việt Nam. Các phòng học của lưu học sinh Lào được ưu tiên bố trí tại Trung tâm Thông tin Thư viện với đầy đủ thiết bị dạy học, nối mạng. Tài liệu, giáo trình được cấp phát đầy đủ.
 
b. Cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt
Tổng số lưu học sinh Lào hiện đang học tập tại Trường Đại học Vinh là 347 người, đều được bố trí ở trong khu nội trú của nhà trường với 85 phòng của KTX số 1 và KTX số 2. Với diện tích mỗi phòng ở là 30m2, tính trung bình, diện tích phòng ở cho mỗi LHS là 7,4 m2. Trong các phòng ở, đều được bố trí các vật dụng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt, học tập như bàn ghế, tủ, ti vi, điều hoà nhiệt độ. Hệ thống điện, nước máy được cung cấp một cách đầy đủ, thường xuyên, có cán bộ trực tiếp quản lý và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan để đảm bảo mọi sinh hoạt của các bạn LHS được thuận lợi nhất. Thời gian qua, Trung tâm PVSV đã chủ động làm việc trực tiếp với Viễn thông Nghệ An để tổ chức kết nối mạng Internet nhằm giúp các bạn LHS có nguồn thông tin phục vụ cho việc học tập. LHS Lào tham gia thực hiện chủ trương xây dựng khu Nội trú "Xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện" bằng các hoạt động thiết thực như tổ chức ngày "Chủ nhật xanh" theo định kỳ hàng tháng, tổ chức mô hình trực tự quản trong khu Nội trú.
8. Tình hình thực hiện các chế độ chính sách đối với LHS Lào
a) Việc giải quyết chế độ lưu học sinh theo hiệp định:
Hiện nay, nhà trường cãó03 lưu học sinh diện hiệp định đang theo học, trong đó LHS Tongta Phengvongsone được cấp học bổng từ năm học 2009 - 2010 còn 02 LHS khác mới được cấp học bổng từ tháng 10 năm 2010. Nhà trường đã áp dụng các chế độ, chính sách của nhà nước đối với lưu học sinh hiệp định để giải quyết công khai, đúng chính sách đối với LHS.
 b) Việc thực hiện các chế độ, chính sách khác:
- Nhà trường đã xét miễn học phí cho 10 sinh viên diện kết nghĩa trong suốt toàn khoá học, tổng số tiền miễn là 20.000 USD.
- Nhà trường xét giảm học phí cho 02 LHS thuộc diện đào tạo nguồn cho phía Lào do Tỉnh đoàn Xiêng Khoảng đề nghị, tổng số tiền 2.000 USD.
 - Hằng năm, nhà trường xét trao các học bổng, phần thường cho các LHS học tập, rèn luyện tốt, các LHS tham gia có hiệu quả các phong trào của nhà trường, các LHS có nhiều đóng góp trong việc góp phần xây dựng mối quan hệ Việt Lào trong giai đoạn mới (có danh sách kèm theo).
- Nhà trường phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Lào tỉnh Nghệ An hằng năm xét trao các phần thưởng khuyến khích học tập đối với các LHS có thành tích học tập cao, năng nổ nhiệt tình trong các hoạt động phong trào. Mỗi năm trao 10 - 15 suất vào các dịp: kỷ niệm Quốc khánh Lào (02/12) và Tết Boun Pimay (13 - 16/4)...
- Thường xuyên quan tâm đến công tác biểu dương, khích lệ những LHS Lào có kết quả học tập và rèn luyện tốt bằng hình thức trao các suất học bổng thông qua việc kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ và đóng góp. Nhà trường phối hợp với Công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV và các doanh nghiệp khác tổ chức nhiều chuyến tham quan, dã ngoại, tìm hiểu phong tục, văn hoá Việt Nam cho các lưuhọc sinh có nhiều cố gắng trong học tập.
- LHS ở tại ký túc xá được nhà trường bố trí đầy đủ trang thiết bị bổ trợ cho học tập, sinh hoạt; được nhà trường hỗ trợ mỗi tháng 3m3 nước và 6 KW điện. Được tạo mọi điều kiện để học tập, rèn luyện tốt.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao để chào mừng các ngày lễ của LHS Lào như ngày Quốc khánh Lào, ngày Tết cổ truyền của nhân dân các bộ tộc Lào nhằm thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị Việt - Lào nói chung, sinh viên Việt Nam - LHS Lào nói riêng thông qua các hoạt động giao lưu đầy ý nghĩa đó.
- Trong thời gian qua nhà trường đã nhận được và trao cho LHS các nguồn học bổng tài trợ Prudential, Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tài trợ chuyến tham quan tìm hiểu đất nước - con người tại Huế cho 40 LHS…Ngoài ra, nhiều LHS còn nhận được học bổng tài trợ, phần thưởng từ các tổ chức, cá nhân... vì đã đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện.
 
9. Quan hệ giữa LHS Lào với học sinh, sinh viên, cán bộ nhà trường
            a. Mối quan hệ với giảng viên và cán bộ công chức
Lưu học sinh Lào có mối quan hệ tốt với cán bộ công chức và học sinh, sinh viên trong trường. Cán bộ công chức và sinh viên đều có tình cảm thân thiện, đoàn kết với lưu học sinh Lào, luôn luôn giúp đỡ các em trong các lĩnh vực, đặc biệt là giao tiếp để hoà nhập trong cuộc sống và phong cách sinh hoạt trong môi trường giáo dục.
Mối quan hệ giữa lưu học sinh Lào và cộng đồng dân cư trong khu vực Trường đều tốt, chưa có hiện tượng đáng tiếc xảy ra.
b. Xây dựng đời sống tinh thần và mối quan hệ sinh viên Lào - Việt
Thông qua các đơn vị, các lớp sinh viên và Trung tâm PVSV, Trường luôn quan tâm đầy đủ đến mọi mặt sinh hoạt, đời sống tinh thần của LHS Lào, cụ thể:
- Tổ chức đánh giá ý thức xây dựng phòng ở sạch đẹp của LHS nhằm tạo phong trào thi đua xây dựng môi trường KTX "xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện" từ các phòng ở cá nhân. Tặng Giấy khen và phần thưởng cho các phòng ở sạch đẹp.
- Tổ chức mô hình trực tự quản với sự tham gia của LHS Lào, sinh viên Việt Nam nhằm tạo sự thân thiện, gần gòi và ý thức cùng nhau chia sẻ giữa các bạn sinh viên trong khu Nội trú của nhà trường.
- Tổ chức mô hình giúp đỡ nhau trong học tập bằng việc khuyến khích các bạn sinh viên Việt Nam đến các KTX để giúp đỡ các bạn LHS Lào học tiếng Việt.
- Cán bộ Trung tâm, cán bộ đoàn – hội – lớp thường xuyên gần gũi, chia sẻ với các bạn LHS về những khó khăn, vướng mắc trong sinh hoạt cũng như trong học tâp.
 
10.  Một số kết quả nổi bật
LHS Lào đã tham gia hầu hết các hoạt động của tuổi trẻ Nhà trường do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trường tổ chức: thực hiện đồng phục khi đến trường, tham gia các cuộc thi tìm hiểu, các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, các hội thi như “Sinh viên thanh lịch”, “Giọng hát hay sinh viên đầu khoá”, “Hội diễn văn nghệ sinh viên nội trú”; tham gia nhiều hoạt động chính trị lớn của tỉnh Nghệ An và của Nhà trường như “Gặp gỡ thanh niên hữu nghị Việt - Lào” (2005), Kỷ niệm 40 năm thành lập Hội hữu nghị Việt - Lào (2007), lễ khai giảng, bế giảng các khoá đào tạo của nhà trường… Đoàn LHS cũng đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng các ngày lễ theo truyền thống của dân tộc như Tết Bun Pimay, ngày Quốc khánh 2/12…Trong các hoạt động đó, LHS Lào luôn đem lại những màu sắc riêng, thể hiện nét độc đáo trong văn hoá của nhân dân các bộ tộc Lào, mặt khác cũng khẳng định tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc, hai đất nước.
Thông qua chương trình tình nguyện tại chỗ “Bạn giúp Bạn” giúp đỡ LHS, với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của sinh viên Việt Nam nên phần lớn LHS đã vượt qua những khó khăn ban đầu, đạt nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện.
Nhiều LHS đã không ngừng phấn đấu và đạt nhiều thành tích xuất sắc như: Sysouphanh Phimmahaxay, Souksavanh Bounliansup (lớp 45A Chính trị) lọt vào vòng sơ khảo cấp quốc gia cuộc thi tìm hiểu “60 năm Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam”, được tặng Bằng khen của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương và Website Đảng Cộng sản Việt Nam; Souksavat Khouyotha (lớp 45 kỹ sư Tin) được nhận Bằng khen của tỉnh uỷ Nghệ An. Phengmali Sisamack (46B Quản trị kinh doanh), Sysouphanh (45A Chính trị), Nounaline Mouavangya (48B Tài chính ngân hàng) được tặng bằng khen của Tỉnh đoàn Nghệ An vì những thành tích xuất sắc trong Chương trình sinh viên tình nguyện quốc tế tại Lào, hè năm 2007.
Nhiều LHS đã vươn lên đạt kết quả cao như: Sysouphanh (45A Chính trị), Nounaline (48B TCNH) được Hiệu trưởng Nhà trường tuyên dương trong năm học 2006-2007, Keomany Inthavong, Souphavanh Khounyotha (47A Hóa), Syvay Oudomsouk (47A Toán), Sivone (48 tiếng Việt) được tuyên dương trong năm học 2007-2008. Ngoài ra, nhiều LHS còn nhận được học bổng tài trợ, phần thưởng từ các tổ chức, cá nhân như: Bounkhong Shihanat (45B CNTT), Khamseng Kheolangsi (45B QTKD), Kobalom (48A SP Toán), Bounchanh Khua Po Yang, Sivone (49A Toán), Tole (49K Tin),… vì đã đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện.
Trong thời gian qua nhà trường đã nhận được và trao cho LHS các nguồn học bổng tài trợ như Prudential, Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty Hợp tác kinh tế Quân khu IV tài trợ chuyến tham quan tìm hiểu đất nước - con người tại Huế cho 40 LHS trong 5 ngày.
Nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Lào tỉnh Nghệ An, các cơ quan, báo, đài trung ương và địa phương tổ chức nhiều sự kiện quan trọng thể hiện mối quan hệ hữu nghị Việt Lào: Thực hiện các chương trình truyền hình trực tiếp tới Đài Truyền hình quốc gia Lào như "Đượm tình khúc hát Lăm Vông", "Bài ca Xamakhi", "Bản tình ca Việt - Lào"; Tổ chức "Liên hoan hữu nghị Thanh niên Nghệ An, Xiêng Khoảng, Pô Ly Khăm Xay", Tổ chức 03 chương trình tình nguyện hè tại Lào (2007, 2008); Tổ chức các chương trình tình nguyện tại làng trẻ em S.O.S Vinh...
                                                                                                         Đoàn Minh