BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012 - 2013 VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013 - 2014
Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp được thành lập ngày 29/3/2012 với chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức và quản lý các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên; là đầu mối kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, Trung tâm xin báo cáo các nội dung, kết quả năm học 2012-2013 và những định hướng, giải pháp chính triển khai trong năm học tới nhằm từng bước đưa công tác Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp ngày càng bài bản, đáp ứng nhu cầu của xã hội, nguyện vọng của HSSV và hoàn thành nhiệm vụ do nhà trường giao phó.
PHẦN THỨ NHẤT
BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012 - 2013
I. CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG
Xác định rõ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chính trị tư tưởng nên Chi uỷ, lãnh đạo Trung tâm đặc biệt quan tâm đến mảng công tác này trong quá trình tổ chức hoạt động của đơn vị.
- Kịp thời triển khai và quán triệt các Nghị quyết, chỉ thị của các cấp uỷ đảng, nhà trường đến từng cán bộ, đảng viên. Đảm bảo mọi cán bộ trong đơn vị luôn tham gia đầy đủ và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của đảng, các chủ trương, chính sách của nhà nước, nhà trường. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên trong lĩnh vực chính trị tư tưởng, giúp thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn của mỗi cá nhân cũng như toàn đơn vị.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong chi bộ và đơn vị. Xem việc thực hiện các nội dung của Cuộc vận động là một trong những trọng tâm của công tác chính trị tư tưởng. Triển khai xây dựng tiêu chuẩn, tác phong, đạo đức, lối sống của đảng viên và cán bộ của Trung tâm. Nghiêm túc tổ chức cho cán bộ, đảng viên thực hiện kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và quán triệt, học tập nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI). Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”…
- Triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ và Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục & Đào tạo về Đổi mới công tác quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2020 gắn với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động của Trung tâm nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, đào tạo của Nhà trường, hướng tới mục tiêu chung xây dựng Nhà trường sớm thành trường trọng điểm quốc gia.
- Tổ chức quán triệt kế hoạch, nhiệm vụ năm học của nhà trường, của đơn vị đến từng cán bộ, đảng viên một cách kịp thời và đầy đủ thông qua các cuộc họp định kỳ, các buổi sinh hoạt đơn vị.
- Tích cực hưởng ứng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Công đoàn trường khóa XXXII bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể.
- Xây dựng nội bộ đơn vị đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt công tác dân chủ tại cơ sở nhằm hướng tới mục tiêu chung vì sự phát triển của đơn vị, của nhà trường.
- Quán triệt quan điểm xây dựng Trung tâm thực sự là địa chỉ tin cậy của học sinh, sinh viên toàn trường trong quá trình các em học tập và rèn luyện tại trường.
II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ.
- Trung tâm đã chú trọng đến công tác tổ chức, tiến hành nhiều cải cách trong việc sắp xếp, bố trí lao động nhằm phù hợp với năng lực và điều kiện, hoàn cảnh của từng đồng chí.
- Thực hiện chủ trương của Đảng ủy, Trung tâm cũng đã hoàn thành quy hoạch về cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị nhiệm kỳ 2015 - 2020 và đã được nhà trường phê duyệt.
- Cán bộ, viên chức của Trung tâm luôn có ý thức xây dựng đơn vị, có tinh thần phê và tự phê, được thể hiện rõ trong quá trình công tác cũng như trong các buổi sinh hoạt đơn vị. Nhờ vậy, tình hình chính trị nội bộ của đơn vị ổn định, luôn có sự đoàn kết, thống nhất cao.
- Chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt đơn vị. Thường xuyên và kịp thời chỉ đạo các hoạt động công tác Công đoàn nhằm chăm lo tốt nhất cho quyền lợi chính đáng của cán bộ, viên chức.
- Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ trong đơn vị tham gia học và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp. Năm học qua, có 01 đồng chí đã bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ, 01 đồng chí tốt nghiệp văn bằng 2 Ngoại ngữ, 2 đồng chí hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý do Học viện Quản lý giáo dục tổ chức tại trường. Các đồng chí khác đều có ý thức trong việc tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc nhằm phục vụ cho quá trình công tác.
- Phát huy tính dân chủ, có trách nhiệm trong sinh hoạt đơn vị để mọi cán bộ, viên chức được quyền bàn bạc, tham gia quyết định các công việc của đơn vị nhằm góp phần xây dựng và phát triển Trung tâm nói riêng, Nhà trường nói chung.
- Việc phân công, bố trí cán bộ làm việc được thực hiện một cách linh hoạt trên cơ sở giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí gắn với trách nhiệm cá nhân (có văn bản phân công cụ thể). Mỗi cán bộ được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về lĩnh vực công tác và đối tượng công việc mà mình quản lý.
III. CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
1. Phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên
- Trung tâm thường xuyên cử cán bộ trực văn phòng để tư vấn, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc cho HSSV về nội dung, chương trình đào tạo; các chế độ, chính sách, thủ tục hành chính; …
- Phối hợp với Vụ Công tác Học sinh sinh viên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban an toàn giao thông, các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo lái xe tổ chức tập huấn về giáo dục an toàn giao thông cho gần 5.000 sinh viên khóa 52 các ngành và sinh viên khoa Giáo dục chính trị.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp, định hướng cho HSSV tìm kiếm các nguồn học bổng, du học…
- Phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức gần 20 hội nghị, hội thảo, tư vấn về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên, cụ thể:
TT
|
Đơn vị, doanh nghiệp phối hợp
|
Nội dung
|
Thời gian
|
1.
|
Công ty Alphabooks
|
Trao đổi “Đường đến thành công”
|
4/2012
|
2.
|
FPT Đà Nẵng
|
Hội thảo Tư vấn và Tuyển dụng
|
5/2012
|
3.
|
Honda, Trung tâm Đào tạo lái xe Vinashin
|
Tư vấn về Luật, văn hóa giao thông, kỹ năng lái xe an toàn
|
5;6/2012
|
4.
|
Unilever Việt Nam (1)
|
Hội thảo Tư vấn và Tuyển dụng
|
5/2012
|
5.
|
MTV Exit, LIGHT
|
Truyền thông, tư vấn về di cư an toàn, phòng chống buôn bán người
|
9/2012
|
6.
|
Techcombank VN
|
Hội thảo Tư vấn và Tuyển dụng
|
12/2012
|
7.
|
Unilever Việt Nam (2)
|
Hội thảo Tư vấn và Tuyển dụng
|
12/2012
|
8.
|
Công ty Formosa
|
Hội thảo tuyển dụng
|
12/2012
|
9.
|
Công ty Annora
|
Hội thảo thực tập và tuyển dụng
|
|
10.
|
Công ty HP
|
“HP đồng hành cùng giáo dục”
|
3/2013
|
11.
|
Công ty Samsung Vina
|
Tư vấn về công nghệ
|
3/2013
|
12.
|
Unilever Việt Nam (3)
|
Tư vấn về sức khỏe (Pond’s)
|
3/2013
|
13.
|
Công ty Alphabooks
|
Trao đổi “Bí mật của thành công”
|
3/2013
|
14.
|
Công ty Intel Việt Nam
|
Hội thảo tư vấn kỹ năng
|
4/2013
|
15.
|
Hội KHHGĐ Nghệ An
|
Giao lưu, tư vấn: “Sức khỏe sinh sản - Hành trang giới trẻ”
|
5/2013
|
16.
|
Công ty Dell Việt Nam
|
“Ngày hội Tư vấn và Tuyển dụng”
|
5/2013
|
- Phối hợp với các doanh nghiệp và các khoa Xây dựng, Điện tử viễn thông tổ chức các buổi giao lưu giữa sinh viên và doanh nghiệp trong Tháng Rèn nghề 2013.
2. Tìm kiếm, phối hợp xét trao học bổng tài trợ cho sinh viên
- Phối hợp Phòng Công tác chính trị và HSSV xây dựng và ban hành Quy định về trao và nhận học bổng tài trợ, trợ cấp cho học sinh, sinh viên và học viên Trường Đại học Vinh.
- Huy động các nguồn lực xã hội hướng tới xây dựng “Quỹ phát triển Trường Đại học Vinh”.
- Tìm kiểm, phối hợp xét và tổ chức trao học bổng tài trợ cho các sinh viên xuất sắc, sinh viên có nhiều đóng góp cho nhà trường, sinh viên nghèo vượt khó.
- Từ tháng 4/2012 đến 5/2013: Tổng số tiền doanh nghiệp tài trợ cho nhà trường là 1,079 tỷ đồng; số HSSV được nhận tài trợ là 326 em.
TT
|
Học bổng
|
Số tiền
|
Quyết định & Thời gian trao
|
1.
|
Kumho Asiana (HK 1)
|
6,000,000
|
Trao trực tiếp tháng 9/2012
|
2.
|
Suzuki Việt Nam
|
10,000,000
|
QĐ số 2933 ngày 10/10/2012
|
3.
|
Báo Lao động
|
2,400,000
|
QĐ số 2930 ngày 10/10/2012
|
4.
|
Watanabe - Kanda
|
60,000,000
|
QĐ số 2935 ngày 10/10/2012
|
5.
|
Vietnamobile
|
30,000,000
|
QĐ số 2929 ngày 10/10/2012
|
6.
|
VietinBank - Nghệ An
|
10,000,000
|
QĐ số 2934 ngày 10/10/2012
|
7.
|
VietinBank - Nghệ An
|
5,000,000
|
Trao trực tiếp tháng 10/2012
|
8.
|
Công ty Honda Đức Ân
|
5,000,000
|
Trao trực tiếp tháng 10/2012
|
9.
|
Công ty du lịch Văn Minh
|
12,000,000
|
QĐ số 2931 ngày 10/10/2012
|
10.
|
Quỹ Đất Nghệ
|
34,000,000
|
QĐ số 2932 ngày 10/10/2012
|
11.
|
Tập đoàn VTQĐ Viettel
|
Sản phẩm VT
|
QĐ số 2942 ngày 10/10/2012
|
12.
|
Học bổng trao LHS Lào
|
3,500,000
|
QĐ số 3784 ngày 1/12/2012
|
13.
|
HB trao SV Phạm Thị Nam
|
3,000,000
|
QĐ số 3783 ngày 05/12/2012
|
14.
|
HB trao SV Ng Thị Điểm
|
2,800,000
|
QĐ số 4001 ngày 21/12/2012
|
15.
|
Ngân hàng TMCP Bắc Á
|
108,000,000
|
Trao trực tiếp tháng 01/2012
|
16.
|
Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam
|
320,000,000
|
Trao trực tiếp tháng 8/2012
|
17.
|
Kumho Asiana (HK 2)
|
8,000,000
|
Trao trực tiếp tháng 02/2013
|
18.
|
Công ty CPXD Tân Nam
|
30,000,000
|
QĐ số 484 ngày 01/03/2013
|
19.
|
CTCP Chuổi thực phẩm TH
|
104,400,000
|
QĐ số 599 ngày 13/03/2013
|
20.
|
Công ty HP, Intel Việt Nam
|
10,000,000
|
QĐ số 958 ngày 9/4/2013
|
21.
|
Công ty Samsung Vina
|
41,500,000
|
QĐ số 1016 ngày 10/4/2013
|
22.
|
Công ty Dell Việt Nam
|
10,000,000
|
QĐ số 1391 ngày 15/5/2013
|
3. Tìm kiếm, giới thiệu sinh viên kiến tập, thực tập nghề tại các cơ quan, doanh nghiệp
- Phối hợp giới thiệu sinh viên thuộc các ngành ngoài sư phạm đến các doanh nghiệp tham quan, kiến tập, thực tập nghề.
Các doanh nghiệp phối hợp như: Ngân hàng Maritimebank, Sacombank; Công ty Haivina Kim Liên, Công ty CPXD Dầu khí Nghệ An, Công ty Annora...
- Mời các doang nghiệp trực tiếp đến tư vấn, đánh giá sinh viên trong các hoạt động thực hành, các hội thi rèn nghề (3/2013).
4. Phối hợp giới thiệu việc làm cho sinh viên
- Thường xuyên đăng “thư ngỏ” nhằm phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức các hội thảo, hội nghị về việc làm, kết nối sinh viên với các nhà tuyển dụng, thiết lập hệ thống thông tin hai chiều giữa nhà trường với các doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp thông tin, giới thiệu sinh viên tốt nghiệp đến nộp hồ sơ liên hệ công tác. Trong năm 2012, đơn vị đã giới thiệu 459 SV đến các doanh nghiệp, trong đó đã có hơn 150 sinh viên có phản hồi về việc được tiếp nhận vào làm việc. Một số doanh nghiệp tuyển nhiều sinh viên tốt nghiệp như: FPT Đà Nẵng, Tập đoàn Vingroup, Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Công ty Unilever Việt Nam, Tập đoàn Hongfu, Công ty Cổ phần Xây dựng dầu khí Nghệ An, Trường Đại học Dự bị dân tộc Trung ương 2 (Nha Trang)…
- Tổ chức giới thiệu cho hơn 650 lượt sinh viên làm việc bán thời gian với các chương trình lớn là: điều tra xã hội về việc đền bù, tái định cư và lao động, việc làm khu vực Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò; điều tra về việc sử dụng phương tiện xe máy tại Thành phố Vinh; chương trình giới thiệu sản phẩm mới của các hãng tại Siêu thị BigC; các chương trình tiếp thị cho các nhãn hàng Bia Hà Nội, C2, Pond’s, Samsung Galaxy…
5. Phối hợp đào tạo ngắn hạn, cấp chứng chỉ về kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng người học
- Phối hợp với GBI triển khai Dự án Chuyển giao kinh nghiệm và phương pháp làm việc hiệu quả trong doanh nghiệp, khóa đầu tiên có gần 150 sinh viên tham gia.
- Phối hợp Tổng cục Du lịch và Đại học Huế tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho sinh viên ngành Du lịch, khoa Lịch sử.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và chuẩn bị mọi mặt để tiến hành đào tạo, cấp chứng chỉ về kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho sinh viên; tiến tới xây dựng chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm đối với sinh viên Trường Đại học Vinh.
6. Tổ chức và quản lý các Câu lạc bộ đội nhóm đặc thù
Tổ chức và quản lý các câu lạc bộ như: “Mái ấm trường Vinh”, Gia sư, Sức khỏe sinh sản, Tổ chức sự kiện… nhằm thu hút, tập hợp sinh viên tham gia các hoạt động tập thể, sinh hoạt cộng đồng; giúp sinh viên có những hoạt động rèn luyện bổ ích trong quá trình học tập tại trường.
7. Tổ chức các chương trình hỗ trợ sinh viên khác
- Hỗ trợ sinh viên tiếp cận các chương trình ưu đãi của doanh nghiệp trong việc phục vụ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống (viễn thông, ngân hàng, phương tiện, tài liệu học tập, đồ gia dụng...). Trong năm học 2012-2013, đơn vị đã cung cấp hàng nghìn sim, thẻ và các sản phẩm, dịch vụ viễn thông có ưu đãi cho HSSV; gần 1.000 phiếu mua hàng giảm giá cho các tân sinh viên khi mua sắm các đồ gia dụng tại các siêu thị, các cửa hàng trên địa bàn…
- Tổ chức chương trình “Bữa cơm miễn phí - Tiếp sức mùa thi” với việc tặng 3.000 suất cơm miễn phí cho thí sinh có hoàn cảnh khó khăn với trị giá trên 80 triệu đồng do nguồn doanh nghiệp hỗ trợ.
IV. CÔNG TÁC CHĂM LO ĐỜI SỐNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC
- Trung tâm luôn quan tâm cải thiện môi trường làm việc cho cán bộ, viên chức của đơn vị, tạo điều kiện cho các đồng chí phát huy được tốt nhất năng lực của cá nhân, mặt khác cũng chú ý tới điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người trong việc phân công nhiệm vụ, bố trí công tác.
- Trung tâm đã phối hợp xây dựng và thông qua quy định về thăm hỏi, hiếu hỉ; quy định về chi phúc lợi trong đơn vị…
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013 - 2014
I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
- Ổn định tổ chức đơn vị, điều chỉnh nhiệm vụ của từng cán bộ theo hướng tăng cường tính tự chủ. Nhanh chóng thay đổi tác phong, lề lối làm việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc trong giai đoạn mới.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách thiết thực, gắn với mỗi việc làm của cán bộ, đảng viên trách nhiệm được phân công.
- Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả trong công tác chuyên môn của đơn vị theo hướng: tăng cường nắm bắt thông tin và đối thoại với HSSV; cải cách các thủ tục hành chính; cập nhật các chủ trương, chính sách kịp thời cho người học, có nhiều giải pháp hiệu quả để hỗ trợ HSSV trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt; hỗ trợ hướng nghiệp và việc làm cho sinh viên. Tăng cường tổ chức và đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ người học: công tác tư vấn, hỗ trợ HSSV; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho sinh viên trước khi ra trường; đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm đặc thù; hỗ trợ sinh vieecn trong thực hành, thực tập, kiến tập nghề; tăng cường tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho sinh viên; kêu gọi và tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ từ xã hội hỗ trợ HSSV và các hoạt động của nhà trường…
- Tiếp tục xây dựng, củng cố cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, đoàn thể tham gia công tác HSSV nói chung.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CÔNG TÁC LỚN
1. Về công tác chính trị tư tưởng
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong đơn vị. Xem việc thực hiện các nội dung học tập và làm theo Bác là trọng tâm của công tác chính trị tư tưởng. Quán triệt cho cán bộ, đảng viên tấm gương tận tuỵ phục vụ nhân dân của Bác để xây dựng Trung tâm thực sự là địa chỉ tin cậy của học sinh sinh viên toàn trường trong học tập, rèn luyện và sinh hoạt. Xây dựng tiêu chuẩn về tác phong, đạo đức, lối sống của đảng viên và cán bộ, viên chức của Trung tâm.
- Xây dựng tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong toàn đơn vị, kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện tự do vô kỷ luật, gây mất đoàn kết nội bộ, tư tưởng cơ hội, chủ nghĩa cá nhân trong đơn vị.
- Làm tốt công tác tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi cán bộ, đảng viên để triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động của Trung tâm.
- Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2013 - 2015 và Nghị quyết các Hội nghị Trung ương (khóa XI).
2. Về công tác chuyên môn
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động tư vấn cho người học như: Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và sinh viên nhà trường; hướng dẫn cho sinh viên về trình tự, thủ tục giải quyết các sự vụ liên quan.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ, phục vụ người học như: Nâng cao chất lượng tổ chức các chương trình hỗ trợ sinh viên; tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm nhằm trang bị cho người học những kiến thức bổ trợ chuyên môn nghề nghiệp cần thiết trước khi ra trường;
- Phối hợp với các đơn vị và các phòng ban chức năng tổ chức khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
- Đẩy mạnh tổ chức và quản lý các Câu lạc bộ như Câu lạc bộ Tổ chức sự kiện, Câu lạc bộ “Mái ấm trường Vinh”, Câu lạc bộ Gia sư, Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản nhằm thu hút, tập hợp sinh viên tham gia các hoạt động tập thể, sinh hoạt cộng đồng, giúp sinh viên có những hoạt động bổ ích trong quá trình học tập tại trường.
- Tổ chức các chương trình tìm kiếm, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người học. Giới thiệu việc làm bán thời gian và việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên từ nguồn thông tin và các mối quan hệ đã được thiết lập với các đơn vị tuyển dụng.
- Triển khai tổ chức hoạt động tư vấn cho người học về những vấn đề trong học tập, cuộc sống. Chú trọng về công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, du học, giúp tháo gỡ và giảm thiểu những khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt của học sinh sinh viên.
- Kêu gọi và tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân hướng tới xây dựng Quỹ phát triển Trường Đại học Vinh và các hình thức hỗ trợ khác cho người học.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, trao đổi giữa sinh viên với các đơn vị tuyển dụng, các cơ quan, doanh nghiệp. Xây dựng và tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa Nhà trường, người học và các cơ quan, doanh nghiệp hướng đến mục tiêu đào tạo gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
- Triển khai các hoạt động dịch vụ hợp pháp và phù hợp với cuộc sống của học sinh sinh viên như dạy kèm, tìm việc làm bán thời gian, tổ chức các sự kiện, các dịch vụ kinh tế hợp pháp, phù hợp với tính chất nghề nghiệp được đào tạo của người học. Góp phần tạo môi trường để sinh viên rèn luyện và giảm thiểu khó khăn cho người học.
- Tiến hành điều tra, khảo sát việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên tốt nghiệp năm 2013. Xây dựng và lưu trữ lâu dài các dữ liệu về cựu sinh viên của Nhà trường theo từng khóa học, ngành học.
- Tăng cường phối hợp với Ban Quản lý các Khu Kinh tế trong khu vực, các doanh nghiệp để tổ chức các hình thức đào tạo theo nhu cầu xã hội.
- Liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, các phòng ban liên quan để giới thiệu thực tập, kiến tập nghề của các đối tượng sinh viên ngoài sư phạm.
3. Công tác tổ chức và cán bộ
- Quan tâm đến việc cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công chức trong đơn vị thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.
- Đề xuất với nhà trường về cơ chế phối hợp với các đơn vị khác trong trường nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên.
- Quan tâm định hướng và chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của tập thể.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc và nhiệm vụ chính trị được giao.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường công tác thông tin và truyền thông
- Chú trọng đầu tư công tác thông tin, truyền thông nhằm truyền tải các nội dung thông tin, các hoạt động của Trung tâm đến các đơn vị, doanh nghiệp, giúp HSSV nắm bắt và tiếp cận tốt các chương trình hỗ trợ sinh viên được triển khai.
- Quan tâm nâng cao chất lượng website đơn vị, coi đây là kênh thông tin chính thống và quan trọng. Đa dạng hóa các kênh thông tin khác như: eOffice, bảng “Bản tin sinh viên”, Facebook, đội ngũ Trợ lý QLSV khoa, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Hội, các CLB…
2. Tích cực tìm kiếm, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp
- Tăng cường tìm kiếm, thiết lập quan hệ hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp trên cơ sở 2 bên cùng có lợi. Thực hiện các công viêc theo quy trình:
+ Xây dựng danh bạ doanh nghiệp có thể hợp tác với Trường Đại học Vinh.
+ Gửi thư ngỏ hợp tác đến các cơ quan, doanh nghiệp.
+ Tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác hoặc các văn bản ghi nhớ với các đơn vị, doanh nghiệp.
+ Phối hợp triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên, truyền thông.
- Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với doanh nghiệp:
+ Hợp tác trong việc “đặt hàng” đào tạo sinh viên, bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn;
+ Hợp tác chuyển giao các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật;
+ Hợp tác gửi sinh viên tham quan, kiến tập, thực hành, thực tập.
+ Hợp tác truyền thông, hỗ trợ sinh viên tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ưu đãi của doanh nghiệp…
+ Hợp tác tuyển sinh viên làm việc bán thời gian, làm việc sau tốt nghiệp…
3. Tập trung tổ chức các hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ về kỹ năng mềm và các kiến thức, kỹ năng khác cho các đối tượng người học
- Phối hợp các đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng (Tâm Việt Group, Icando…) trong việc xây dựng chương trình, lựa chọn kỹ năng, mời diễn giả, xây dựng quy trình đánh giá, cấp chứng chỉ, quy định “chuẩn đầu ra”. Các kỹ năng cần đào tạo cho sinh viên nhà trường gồm:
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử
|
+ Kỹ năng thuyết trình, đàm phán
|
+ Kỹ năng làm việc theo nhóm (làm việc đồng đội)
|
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động phong trào và hoạt động dã ngoại
|
+ Kỹ năng viết, soạn thảo và trình bày văn bản
|
+ Kỹ năng tìm việc, viết CV, phỏng vấn
|
+ Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (quản lý thời gian, sắp xếp công việc, sắp xếp văn phòng...)
|
+ Kỹ năng chế biến, trình bày món ăn và cắm hoa nghệ thuật
|
+ Kỹ năng thích nghi và định vị bản thân...
|
- Lên kế hoạch và tổ chức đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp.
4. Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác hỗ trợ sinh viên
- Rèn luyện cho đội ngũ cán bộ làm công tác Hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp tính năng động, sáng tạo, đam mê với công việc.
- Xây dựng đội ngũ Cộng tác viên là sinh viên đủ về số lượng, giỏi về kỹ năng, nhiệt tình trong công việc. Lực lượng cộng tác viên được lấy chủ yếu tại các câu lạc bộ do Trung tâm thành lập và quản lý như: CLB Tổ chức sự kiện, CLB Mái ấm Trường Vinh, CLB Sức khỏe sinh sản, CLB Gia sư…
5. Chuyên nghiệp hóa việc tổ chức các hoạt động
- Chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức: chuẩn bị công phu về kế hoạch, chương trình, cơ sở vật chất và thực hiện công việc theo kế hoạch.
- Coi trọng chữ “tín” nhằm tạo ấn tượng tốt đối với doanh nghiệp, kéo doanh nghiệp tiếp tục hợp tác trong các đợt tiếp theo. Tôn trọng và có trách nhiệm với đối tác trên cơ sở cùng có lợi.
- Có các hình thức cảm ơn, vinh danh doanh nghiệp (tặng hoa, gửi thư cảm ơn, trao giấy chứng nhận…)
6. Tăng cường phối hợp với các đơn vị trong trường
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.
- Trước khi triển khai các chương trình, đơn vị đầu mối phải tham mưu nhà trường ban hành văn bản triển khai, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận liên quan và trực tiếp làm việc với các đơn vị để phối hợp tốt các chương trình (Phối hợp Phòng CTCTHSSV trong điều động SV, xét trao học bổng; Phòng Quản trị trong bố trí cơ sở vật chất; Phòng Bảo vệ trong công tác an ninh…)
- Cấp giấy phép cho doanh nghiệp khi vào phối hợp triển khai các chương trình (và gửi cho các đơn vị liên quan để theo dõi và phối hợp).
IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để làm tốt hơn nữa công tác Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp trong thời gian tới, kính đề nghị nhà trường:
1. Cần có chiến lược cụ thể về hợp tác doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu cùng phát triển. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác với doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tối đa cho HSSV trong học tập, sinh hoạt, huy động các nguồn lực, “xã hội hóa” các hoạt động của nhà trường.
2. Tăng cường các hoạt động khảo sát nhu cầu thị trường để định hướng tốt hoạt động đào tạo, đảm bảo đào tạo gắn với việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội.
3. Tăng cường đầu tư nguồn lực (kinh phí, thời gian, con người) cho các hoạt động rèn nghề, rèn kỹ năng, thực hành, thực tập, kiến tập nhằm rút ngắn khoảng cách giữa “học” và “hành”, giữa đào tạo của nhà trường và thực tiễn của thế giới việc làm.
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM