CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

KIẾN THỨC, NGHIỆP VỤ, KỸ NĂNG CÔNG TÁC ĐOÀN, HỘI, ĐỘI

(Ban hành kèm theo quyết định số: 1070 -QĐ/TWĐTN-HVTTNVN 

Ngày 25 tháng 02 năm 2016 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)

Lịch khai giảng: Dự kiến 16,17/04/2016. 

1. Đối tượng

- Đối tượng bắt buộc: Bí thư, Phó Bí thư Đoàn cấp cơ sở trở lên; cán bộ chuyên trách công tác tại các cơ quan của Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương; Tổng phụ trách Đội và cán bộ phụ trách công tác Đội từ cấp cơ sở trở lên chưa học qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ, kỹ năng công tác thanh thiếu nhi.

- Đối tượng bồi dưỡng tự nguyện: Cán bộ đoàn, đoàn viên, cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, tự nguyện đăng ký học, đóng góp kinh phí.

2. Mục tiêu

Trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về lý luận, nghiệp vụ và kỹ năng công tác thanh thiếu nhi cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội theo hướng đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đoàn thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội vững mạnh.

- Về kiến thức

+ Nắm được quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên.

+ Hiểu rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

+ Nắm vững những nghiệp vụ cơ bản về công tác Đoàn, Hội, Đội.

- Về kỹ năng

+ Biết vận dụng những kiến thức về lý luận, nghiệp vụ và kỹ năng đã học vào công tác Đoàn, Hội, Đội và tổ chức các hoạt động thanh thiếu nhi.

+ Biết xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; biết thiết kế và tổ chức các hoạt động thanh thiếu nhi.

- Về thái độ

Thêm yêu công tác Đoàn, Hội, Đội; gắn bó với thanh thiếu nhi; rèn luyện phong cách làm việc tự giác, chuyên nghiệp.

3. Thời gian: Thời gian bồi dưỡng 26 ngày, tương đương 260 tiết.

4. Hình thức tổ chức học và kiểm tra đánh giá

- Hình thức học: Học tập trung liên tục hoặc học không tập trung theo từng khối kiến thức tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hoặc phối hợp tổ chức tại các địa phương, đơn vị.

- Phương thức học: Kết hợp giữa giảng lý thuyết với trao đổi, thảo luận, thực hành và tự học.

Những trường hợp đã hoàn thành chương trình nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội do Trung ương Đoàn và Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức từ năm 2015 trở về trước; Cử nhân ngành Công tác Thanh thiếu niên được miễn học, miễn thi. Những trường hợp đã hoàn thành các chương trình bồi dưỡng tương đương được miễn học nhưng phải thi các khối kiến thức theo chương trình này.

- Kiểm tra đánh giá: Đánh giá kết quả học tập theo khối kiến thức, thi tự luận lý thuyết, thực hành kỹ năng, nghiên cứu thực tế và báo cáo thực tập.

- Chứng chỉ: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam quản lý và cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình học tập.

5. Nội dung chương trình

 

TT

Nội dung bồi dưỡng

Số tiết

1.

Khối kiến thức luận về công tác thanh thiếu nhi

65

1.1

Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên

10

1.2

Những vấn đề cơ bản về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

10

1.3

Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên

10

1.4

Những vấn đề cơ bản về Đội TNTP Hồ Chí Minh

10

1.5

Những vấn đề cơ bản về Hội LHTN Việt Nam

05

1.6

Những vấn đề cơ bản về Hội Sinh viên Việt Nam

05

1.7

Những vấn đề cơ bản về tâm lý thanh thiếu nhi

05

1.8

Cán bộ đoàn và công tác của người cán bộ đoàn

05

1.9

Thảo luận và hướng dẫn ôn tập

05

2.

Khối kiến thức nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội

70

2.1

Nghiệp vụ công tác Tuyên giáo

10

2.2

Nghiệp vụ công tác Tổ chức

10

2.3

Nghiệp vụ công tác Kiểm tra, giám sát

05

2.4

Nghiệp vụ công tác Văn phòng

15

2.5

Nghiệp vụ công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên

10

2.6

Nghiệp vụ công tác thiếu nhi

10

2.7

Thảo luận và hướng dẫn ôn tập

10

3.

Khối kiến thức kỹ năng công tác thanh thiếu niên

75

3.1

Kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể

20

3.2

Kỹ năng tổ chức diễn đàn, đối thoại, hội thảo

20

3.3

Kỹ năng tham mưu, phối hợp tổ chức các hoạt động

15

3.4

Kỹ năng tổ chức các hoạt động truyền thông

15

3.5

Thảo luận và hướng dẫn ôn tập

05

4.

Khối kiến thức cập nhật, bổ trợ và thực tế chuyên môn

50

4.1

Chuyên đề cập nhật, bổ trợ lựa chọn tùy theo đối tượng học

- Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Đoàn tham gia xây dựng văn minh đô thị.

- Đoàn tham gia cải cách hành chính và phong trào 3 trách nhiệm.

- Tình hình kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

- Phong trào nghiên cứu khoa học trong học sinh, sinh viên. Phong trào sinh viên 5 tốt.

- Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên.

- Hướng dẫn thủ tục vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội.

20

4.2.

Thực tế chuyên môn, viết báo cáo thực tế

30

Tổng

260 tiết

 

6. Nội dung cơ bản các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng

1- Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên, gồm những nội dung cơ bản: Một số luận điểm cơ bản của C.Mác và Ăngghen về vị trí, vai trò của thanh niên trong đời sống xã hội; Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin về thanh niên và Đoàn Thanh niên; tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên; Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác thanh niên.

2- Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và phong trào thanh niên, gồm những nội dung cơ bản: Khái quát sự ra đời và phát triển của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gắn với các phong trào thanh niên qua các kỳ đại hội tương ứng với giai đoạn lịch sử cách mạng nước ta; những truyền thống vinh quang; kết quả của các phong trào hành động cách mạng do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động.

3- Những vấn đề cơ bản về Đội TNTP Hồ Chí Minh, gồm những nội dung cơ bản: Khái niệm Đội TNTP Hồ Chí Minh; vị trí, vai trò, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, hệ thống cơ cấu tổ chức của Đội TNTP Hồ Chí Minh; tổng phụ trách Đội; quá trình thành lập và phát triển Đội TNTP Hồ Chí Minh, các phong trào thiếu nhi.

4- Những vấn đề cơ bản về Hội LHTN Việt Nam, gồm những nội dung cơ bản: Khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, tính chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, hệ thống và cơ cấu tổ chức của Hội LHTN Việt Nam; mối quan hệ giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam; sơ lược quá trình hình thành và phát triển gắn với các phong trào của Hội LHTN Việt Nam.

5- Những vấn đề cơ bản về Hội Sinh viên Việt Nam, gồm những nội dung cơ bản: Khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, tính chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, hệ thống và cơ cấu tổ chức của Hội Sinh viên Việt Nam; mối quan hệ giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với Hội Sinh viên Việt Nam; quá trình thành lập và phát triển gắn với các phong trào học sinh, sinh viên, các phong trào do các kỳ đại hội Hội Sinh viên Việt Nam phát động; nội dung phong trào “Sinh viên 5 tốt”.

6- Những vấn đề cơ bản về tâm lý thanh thiếu nhi, gồm những nội dung cơ bản về: Đặc điểm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý, sinh lý của thanh thiếu nhi theo các giai đoạn tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, giai đoạn đầu tuổi thanh niên và giai đoạn tuổi thanh niên; những biện pháp tác động hiệu quả tới sự phát triển lành mạnh của thanh thiếu nhi.

7 - Cán bộ đoàn và công tác của người cán bộ đoàn, gồm những nội dung cơ bản: Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng cơ bản, tiêu chuẩn của cán bộ đoàn; những nội dung lao động của người cán bộ đoàn; những kỹ năng cần có của người cán bộ đoàn; những đặc trưng trong phương pháp công tác; một số công tác tiêu biểu của người cán bộ đoàn; những lưu ý đối với cán bộ đoàn cơ sở.

8- Nghiệp vụ công tác Tuyên giáo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm những vấn đề chung về công tác tuyên giáo của Đoàn: Khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng của công tác tuyên giáo. Quan điểm của Đảng về công tác tuyên giáo. Những nội dung cơ bản về công tác tuyên giáo: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; công tác giáo dục truyền thống; công tác giáo dục đạo đức, lối sống; công tác giáo dục thể chất, quốc phòng; giáo dục pháp luật; công tác tuyên truyền, cổ động; công tác điều tra, nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội và định hướng cho đoàn viên thanh niên. Các phương thức tuyên truyền giáo dục: Quy trình lập kế hoạch; chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra, đánh giá; xây dựng mô hình; phương tiện, vật chất phục vụ công tác tuyên giáo.

9- Nghiệp vụ công tác Tổ chức, gồm những nội dung cơ bản: Những vấn đề chung về công tác tổ chức của Đoàn; tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ; một số nội dung cơ bản về cán bộ đoàn và công tác cán bộ đoàn; nội dung, giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ và công tác cán bộ; công tác chi đoàn và nâng cao chất lượng chi đoàn, chất lượng sinh hoạt chi đoàn; công tác phát triển đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, lưu trữ sổ sách, quy trình đánh giá, xếp loại đoàn viên; công tác bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp; công tác trưởng thành Đoàn; Đoàn phí và quản lý, sử dụng đoàn phí; công tác tổ chức đại hội của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

10- Nghiệp vụ công tác Kiểm tra, giám sát của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, gồm những nội dung cơ bản: Những vấn đề chung về công tác kiểm tra, giám sát của đoàn: khái niệm, vị trí, vai trò, mục đích, yêu cầu của kiểm tra, giám sát. Phân biệt công tác kiểm tra và giám sát. Phạm vi trách nhiệm và nội dung kiểm tra, giám sát. Ủy ban kiểm tra các cấp: Tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn của ủy viên; chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động, chế độ làm việc của Ủy ban kiểm tra các cấp. Kỷ luật và thi hành kỷ luật của Đoàn: khái niệm, mục đích, nguyên tắc, nội dung kỷ luật của Đoàn; thi hành kỷ luật trong Đoàn; các hình thức kỷ luật của Đoàn; thẩm quyền kỷ luật; trình tự, thủ tục thi hành kỷ luật và xét công nhận tiến bộ. 

11- Nghiệp vụ công tác Văn phòng, gồm những nội dung cơ bản: Những vấn đề chung về công tác văn phòng của Đoàn: khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ công tác Văn phòng của Đoàn. Công tác thông tin, tham mưu, tổng hợp. Công tác văn thư lưu trữ. Công tác thi đua, khen thưởng. Công tác hậu cần, tài chính, quản trị. Quy định, hướng dẫn về soạn thảo và thể thức văn bản.

12- Nghiệp vụ công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên, gồm những nội dung cơ bản: Khái niệm, mục tiêu, nội dung công tác Đoàn kết tập hợp thanh niên; phương thức, quy trình thành lập tổ chức thành viên tập thể của Hội; vai trò của cán bộ Đoàn, Hội trong công tác tập hợp thanh niên; công tác đoàn kết, tập hợp  thanh niên tín đồ tôn giáo; công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên dân tộc.

13- Nghiệp vụ công tác thiếu nhi, gồm những nội dung cơ bản: Khái niệm, vị trí, vai trò phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh của Đoàn; những nghiệp vụ cơ bản trong công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh; tổ chức sinh hoạt chi đội; phát triển đoàn viên; đại hội chi đội; công tác phụ trách Đội; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Đội

14- Kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, gồm những nội dung cơ bản: Ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt động tập thể trong công tác thanh niên; sự cần thiết của việc hình thành, phát triển kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể thanh niên của người cán bộ đoàn; kỹ năng tổ chức hoạt động trong thanh niên: khái niệm kỹ năng, kỹ năng tổ chức, cấu trúc của kỹ năng, mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc kỹ năng tổ chức hoạt động thanh niên; một số loại hình hoạt động thanh niên và kỹ năng tổ chức: sinh hoạt tập thể, kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng tổ chức lửa trại, tổ chức hội thi, hội diễn, hội thao, giao lưu, câu lạc bộ thanh niên, tham quan, dã ngoại…

15- Kỹ năng tổ chức diễn đàn, đối thoại, hội thảo, gồm những nội dung cơ bản: Mục đích, ý nghĩa của diễn đàn, đối thoại, hội thảo; quy trình các bước lập kế hoạch, chuẩn bị, thiết kế và tổ chức chương trình, đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức diễn đàn, đối thoại, hội thảo.

16- Kỹ năng tham mưu và phối hợp tổ chức các hoạt động, gồm những nội dung cơ bản: Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở địa phương, đơn vị; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác để tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác thanh thiếu nhi và phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và đơn vị để tổ chức các hoạt động chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thanh thiếu nhi.

17- Kỹ năng tổ chức các hoạt động truyền thông, gồm những nội dung cơ bản: Khái niệm, mô hình về truyền thông; các yếu tố ảnh hưởng; các hình thức truyền thông: tuyên truyền miệng, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông nhóm, truyền thông cá nhân, kỹ năng thuyết trình….; ý nghĩa, tầm quan trọng, quy trình tổ chức các sự kiện truyền thông trong công tác thanh niên; những lỗi cần tránh khi tổ chức sự kiện truyền thông.

18 - Kiến thức cập nhật, bổ trợ: Tùy theo từng thời điểm, đối tượng tham gia bồi dưỡng, các đơn vị có thể chủ động lựa chọn các chuyên đề đã được gợi ý hoặc có tính thời sự với thời lượng phù hợp.

19 - Thực tế chuyên môn và viết báo cáo thực tế: Có thể tổ chức theo nhóm để tìm hiểu, hoạt động tại một cơ sở Đoàn, Hội, Đội và viết báo cáo thu hoạch, hoặc từng học viên về đơn vị đang công tác tự nghiên cứu viết báo cáo về đơn vị, công việc mà học viên đang đảm nhiệm.  

 Link download Quyết định TW Đoàn: quyet dinh tw doan.doc