I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông (ATGT), văn hóa tham gia giao thông trong học sinh, sinh viên, học viên (HSSV) của nhà trường; làm cho HSSV gương mẫu, tự giác chấp hành luật giao thông và pháp lệnh về ATGT.

1.2. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông nhằm nâng cao nhận thức của HSSV về ATGT và tạo sự đồng thuận trong toàn trường đối với các hoạt động bảo đảm trật tự ATGT. Tăng cường hoạt động thực hành, luyện tập về kỹ năng lái xe an toàn cho sinh viên.

1.3. Phát huy vai trò của HSSV trong việc thực hiện ATGT; ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm về giao thông trong HSSV.

2. Yêu cầu

2.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục phải phù hợp về nội dung, cách thức nhằm đạt hiệu quả cao; kết hợp giáo dục chính khóa với các hoạt động ngoại khóa; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục ATGT, văn hóa tham gia giao thông cho HSSV.

2.2. Tăng cường phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong Trường, đặc biệt là chú trọng phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nhằm triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT cho HSSV.

2.3. Thông qua các chương trình, HSSV được trang bị những kiến thức cần thiết và bổ ích về luật giao thông, pháp lệnh về ATGT; quán triệt việc phân luồng giao thông trong nhà trường, từ đó, giúp HSSV có ý thức tự giác và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, gương mẫu thực hiện và tham gia giao thông có văn hóa.

2.4. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về ATGT cho HSSV thông qua việc tổ chức các hoạt động tập thể, rèn luyện kỹ năng lái xe an toàn, nâng cao ý thức và văn hóa tham gia giao thông trong trong HSSV.

2.5. Các chương trình cần được tổ chức bài bản, hiệu quả, an toàn và tiết kiệm, huy động được các nguồn lực, xã hội hóa công tác giáo dục ATGT cho HSSV.

2.6. Đảm bảo 100% HSSV cam kết chấp hành pháp luật ATGT; giám sát việc thực hiện các nội dung cam kết. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết chấp hành pháp luật ATGT của HSSV.

2.7. Các khoa, viện, trường trực thuộc đưa việc chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT của HSSV vào đánh giá, xếp loại rèn luyện, xếp loại hạnh kiểm HSSV sau mỗi học kỳ và năm học.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Nội dung

1.1. Kiện toàn Ban ATGT Trường Đại học Vinh với chức năng giúp Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông, văn hóa tham gia giao thông cho HSSV và các nội dung liên quan đến lĩnh vực ATGT.

1.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục HSSV về bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, cụ thể:

- Giáo dục HSSV hiểu rõ các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trọng tâm là: các biển báo, quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với từng câp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gn máy, xe đạp máy; quy định về điều kiện được điều khiển mô tô, xe gắn máy; các quy định của pháp luật về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

- Phố biến cho HSSV các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả pháp lý phải gánh chịu khi vi phạm, nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.

- Hướng dẫn các kỹ năng điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện an toàn; quán triệt văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho HSSV.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục HSSV các quy định về việc bảo đảm ATGT đường sắt, đặc biệt là các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt mà HSSV dễ bị vi phạm, như:

+ Phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt; tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch các công trình, thiết bị báo hiệu, biển báo hiệu có định trên đường sắt; treo, phơi, đặt vật làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.

+ Ngăn cn việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cô gây mất an toàn giao thông đường sắt; vượt rào, chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.

+ Đề vật chướng ngại, đỗ chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt; chất dễ cháy, chất dễ nỗ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; chăn thả súc vật trên đường sắt, trong phạm vi bảo vệ công trình và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

+ Đi, đứng, nằm, ngồi trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngôi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và các vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy; đi, đứng, năm, ngi trên đường sắt; ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục HSSV các quy định về việc bảo đảm các quy định về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, cụ thể:

+ Tuyên truyền, giáo dục HSSV mặc áo phao hoặc sử dụng cặp phao, dụng cụ cứu sinh khi đi các phương giao thông đường thủy; chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm an toàn khi sử dụng phương tiện.

+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước, kỹ năng an toàn dưới nước cho HSSV và văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông đường thủy nội địa.

1.3. Tuyên truyền và tổ chức các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự ATGT trước cổng trường, đặc biệt là vào giờ cao điểm.

1.4. Tổ chức Hội thi Lái xe an toàn cho HSSV.

1.5. Phối hợp tổ chức đào tạo cấp giấy phép lái xe cho các HSSV, hướng tới mục tiêu phổ cập bằng lái xe mô tô cho HSSV đủ tiêu chuẩn.

2. Hình thức tổ chức

2.1.Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo trật tự, ATGT, văn hóa tham gia giao thông thông qua các đợt tập huấn, các hội thảo, hội nghị, hội thi, diễn đàn dành cho HSSV.

2.2. Tổ chức Hội thi lái xe an toàn và hướng dẫn HSSV kỹ năng điều khiển xe an toàn, trải nghiệm các tình huống thông qua việc điều khiển xe mô hình.

2.3. Phối hợp với các doanh nghiệp, đối tác và cơ quan, ban ngành liên quan như Ban ATGT tỉnh, Sở Công an, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Đoàn Thanh niên các cấp…để triển khai có chất lượng, hiệu quả các hoạt động nêu trên.

III. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

1. Báo cáo viên

- Giảng viên, Báo cáo viên là những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn.

- Nhà trường phối hợp và mời đại diện các cơ quan, đơn vị như: Ban ATGT tỉnh Nghệ An, Cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nghệ An, Chuyên gia về lái xe an toàn của Honda Việt Nam, Giảng viên các trường đào tạo lái xe trên địa bàn Thành phố Vinh và các vùng phụ cận.

2. Đối tượng tham gia

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông, văn hóa tham gia giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe và tổ chức Hội thi lái xe an toàn cho đối tượng là HSSV toàn trường. Bên cạnh đó, Nhà trường sẽ tổ chức các chương trình tuyên truyền, phổ biến riêng cho tân HSSV nhập học theo khóa đào tạo, cụ thể:

- Năm 2019: Sinh viên khóa 60, học sinh Trường THPT Chuyên khóa 53 và học sinh mới nhập học Trường THSP.

- Năm 2020: Sinh viên khóa 61, học sinh Trường THPT Chuyên khóa 54 và học sinh mới nhập học Trường THSP.

- Năm 2021: Sinh viên khóa 62, học sinh Trường THPT Chuyên khóa 55 và học sinh mới nhập học Trường THSP.

IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC

1. Thời gian

Các chương trình tuyên truyền, phổ biến về ATGT dự kiến được tổ chức vào tháng 4;5;10;11 hàng năm từ năm học 2019-2020 đến năm học 2021-2022 (lịch cụ thể sẽ được đăng IOffice và website trường).

2. Địa điểm

- Phần tập huấn, hội thảo, hội nghị, diễn đàn: Tổ chức tại Hội trường A, các phòng họp và các giảng đường thuộc Trường Đại học Vinh.

- Phần Hội thi lái xe an toàn: Tổ chức tại Sân Ký túc xá, sân Trung tâm GDQP-AN và các địa điểm khác thuộc khuôn viên Trường Đại học Vinh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo An toàn giao thông Trường Đại học Vinh

- Tham mưu cho nhà trường và cố vấn cho đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức chương trình.

- Tham gia nói chuyện, chia sẻ với HSSV trong các chương trình về an toàn giao thông cho HSSV.

- Hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả hoạt động theo quy định hiện hành.

2. Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp

- Tham mưu để Nhà trường chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan triển khai thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT cho HSSV.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình các hoạt động; liên hệ và phối hợp với các doanh nghiệp, đối tác và các cơ quan liên quan để triển khai các chương trình cụ thể.

- Phối hợp với các đơn vị trong trường chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động.

- Tổ chức truyền thông, giới thiệu về chương trình và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều động, quản lý HSSV trong quá trình tổ chức chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả cho Nhà trường sau khi kết thúc các hoạt động.

- Phối hợp các đơn vị liên quan để tổ chức đào tạo, cấp giấy phép lái xe cho HSSV.

- Đưa các nội dung bảo đảm trật tự ATGT vào quán triệt trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, giữa khóa, cuối khóa.

- Thiết kế, in ấn và treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về ATGT trong khuôn viên trường.

- Phối hợp bộ phận vệ sĩ để thực hiện việc phân luồng và đảm bảo ATGT trong khuôn viên trường.

- Lập dự trù kinh phí tổ chức chương trình trình Ban Giám hiệu nhà trường phê duyệt.

3. Phòng Công tác chính trị và HSSV

- Tuyên truyền trong HSSV về công tác giáo dục ATGT, pháp luật và văn hóa khi tham gia giao thông.

- Phối hợp và hướng dẫn cho các khoa, viện, trường trực thuộc tổ chức cho sinh viên cam kết về việc chấp hành pháp luật về giao thông, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết chấp hành pháp luật về giao thông trong HSSV và xem đó là một trong những tiêu chí đánh giá công tác HSSV của các khoa, viện, trường trực thuộc.

- Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong công tác đảm bảo trật tự ATGT; xử lý nghiêm các trường hợp HSSV vi phạm pháp luật về ATGT.

4. Phòng Quản trị và Đầu tư

- Rà soát, quy hoạch khu vực giữ xe, gửi xe và kẻ các ô, vạch dừng, đỗ xe, biển báo hiệu, chỉ dẫn về giao thông trong khuôn viên trường để cán bộ, viên chức, HSSV và khách đến làm việc thực hiện theo đúng quy định.

- Bố trí địa điểm phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT, Hội thi lái xe an toàn theo kế hoạch.

5. Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên

- Chỉ đạo đoàn, hội các cấp trực thuộc trong toàn trường triển khai thực hiện các nội dung tuyên truyền, giáo dục ATGT đến từng đoàn viên, hội viên.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ATGT, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về ATGT trên website, các trang facebook Đoàn, Hội.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các Liên chi đoàn, Đoàn viện, Liên chi hội, chi đoàn, chi hội thành lập các đội, nhóm xung kích, tình nguyện nhằm đảm bảo trật tự ATGT trong khuôn viên trường. Huy động lực lượng hỗ trợ, phân luồng giao thông tại các điểm ùn tắc xung quanh Trường Đại học Vinh trong các giờ cao điểm.

6. Phòng Kế hoạch - Tài chính

- Thẩm định dự toán, cấp kinh phí theo dự toán được duyệt, hướng dẫn thủ tục và thanh quyết toán kinh phí để tổ chức các chương trình, các hoạt động nêu trên theo quy định hiện hành.

7. Các khoa, viện, trường trực thuộc

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ATGT cho HSSV thông qua các diễn đàn như sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể,  tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, giữa khóa, cuối khóa cũng như tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật về giao thông, công tác đảm bảo trật tự ATGT cho HSSV tham gia.

- Tổ chức cho HSSV cam kết nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về ATGT.

- Đề xuất Nhà trường khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác đảm bảo trật tự ATGT. Đồng thời, xử lý nghiêm những tập thể và cá nhân vi phạm pháp luật về ATGT.

- Thông tin đến cán bộ, viên chức, HSSV của đơn vị về kế hoạch tổ chức các hoạt động; Quán triệt Trợ lý quản lý HSSV, Bí thư Liên chi đoàn, Đoàn viện, Liên chi hội trưởng đôn đốc HSSV tham gia đầy đủ, nghiêm túc và cử cán bộ quản lý HSSV trong suốt thời gian tổ chức các chương trình.

- Trường THPT Chuyên, Trường THSP có các hình thức phù hợp trong công tác giáo dục học sinh về ATGT đảm bảo có chất lượng và hiệu quả.

Trên đây là kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông, văn hóa tham gia giao thông và tổ chức Hội thi lái xe an toàn cho HSSV giai đoạn 2019-2021. Nhà trường yêu cầu trưởng các đơn vị trong toàn trường triển khai và nghiêm túc thực hiện kế hoạch này này. Hàng năm, tiến hành sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định hiện hành.

cong_van_atgt.pdf