Tham dự chương trình, về phía các đơn vị đối tác có ông Nguyễn Tất Sơn - Giám đốc Công ty CP Truyền thông Thiên Lộc, đơn vị chủ trì nhiệm vụ truyền thông đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Quốc gia (đề án 844); bà Nguyễn Thy Nga - Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp V-startup; bà Đặng Thị Tâm – Giám đốc Công ty Thực phẩm sạch Thuỵ Khanh; Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc VTGo; ông Cao Minh Long - Chủ tịch HĐQT Công ty Nấm Lộc Châu; Ông Nguyễn Xuân Trung, đại diện Sở KH&CN tỉnh Nghệ An. Về phía Trường Đại học Vinh có PGS. TS Nguyễn Hoa Du, Đảng ủy viên, Chủ tịch Hội đồng Trường; TS. Nguyễn Thị Thu Cúc, Ủy viên BTV Đảng ủy, Trưởng khoa Kinh tế; ThS. Đoàn Văn Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp; ThS. Hoàng Thị Thúy Vân, Giảng viên khoa Kinh tế và các thầy cô giáo đại diện các phòng ban chức năng cùng gần 150 sinh viên đến từ các khoa, viện trong toàn trường.
PGS.TS. Nguyễn Hoa Du, Chủ tịch Hội đồng Trường phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Hoa Du, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Vinh nhấn mạnh: “Khởi nghiệp sáng tạo đang là từ khóa nổi nhất, thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của giới trẻ mà của toàn xã hội, đó cũng là thông điệp từ thủ tướng chính phủ với tinh thần “khởi nghiệp quốc gia”. Trên thế giới hiện nay, mô hình và thành quả khởi nghiệp hết sức thành công và ấn tượng của đất nước Israel là nguồn cảm hứng để chúng ta hướng tới. Vì vậy, chương trình hội thảo hôm nay sẽ giúp các em sinh viên khong chỉ được nghe, được chia sẻ, được lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm mà còn được trao đổi, bày tỏ và tham gia vào hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của xã hội. từ đó, giúp ấp ủ, manh nha, khởi nguồn cho các ý tưởng để khởi nghiệp cũng như khởi nghiệp sáng tạo; tạo ra nguồn cảm hứng, biết và dám dấn thân để tạo ra sự thay đổi trong việc học tập ở trường cũng như lập thân, lập nghiệp sau này. Có thể nói, trong xu thế phát triển hiện nay, sự thành công không chỉ nằm ở chất lượng mà còn nằm ở sự khác biệt, hay còn là sự sáng tạo, đó chính là chìa khóa mà các em cần hướng tới”.
Đông đủ các đại biểu và sinh viên tham dự chương trình
Ông Nguyễn Xuân Trung, đại diện Sở
KH&CN tỉnh Nghệ An trình bày tham luận về cơ chế, chính sách đối với hoạt động KNĐMST
Bà Nguyễn Thy Nga - Tổ chức hỗ trợ khởi
nghiệp V-startup chia sẻ cùng các em sinh viên
ThS. Hoàng Thị Thúy Vân, Giảng viên khoa Kinh tế, trình bày tham luận
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc VTGo
ông Cao Minh Long - Chủ tịch HĐQT Công
ty Nấm Lộc Châu
ThS. Đoàn Văn Minh, Phó Giám đốc Trung tâm DV,HTSv&QHDN phát biểu tại hội thảo
Phiên thứ nhất của Hội thảo diễn ra với chủ đề “Mô hình kinh doanh mới và khởi nghiệp sáng tạo trong thời đại số - Sự gắn kết với môi trường đào tạo”. Ở chủ đề này, sinh viên đã được nghe các diễn giả trao đổi qua các tham luận với các nội dung về cơ chế chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2017 - 2020; Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo hiện nay; Đề xuất và chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với mô hình kinh doanh mới. Phiên thứ hai với chủ đề: “Liên kết mạng lưới hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nghệ An và khu vực” cùng phần tọa đàm, trao đổi, thảo luận sôi nổi của các đại biểu, sinh viên với các nội dung thiết thực xoay quanh các chủ đề nêu trên.
Các bài tham luận trong hội thảo cung cấp cái nhìn tổng quan chung về khởi nghiệp sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, thực tiễn đào tạo khởi nghiệp tại các trường đại học; Các thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam; Kinh nghiệm xây dựng và phát triển vườn ươm khởi nghiệp: hỗ trợ – kết nối. Liên kết mạng lưới hỗ trợ tối ưu hoá môi trường pháp lý, thiết lập các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, các hiệp hội hỗ trợ.
Các đại biểu chủ trì phần tọa đàm
Ngoài các bài tham luận chính trong chương trình. Tại phần toạ đàm, các diễn giả đã có kết nối, lắng nghe chia sẻ và định hướng hỗ trợ, xung quanh vấn đề tạo môi trường và đưa ra những giải pháp khuyến khích các mô hình kinh doanh mới tại Nghệ An: tăng cường giáo dục tinh thần khởi nghiệp và phát triển các kỹ năng; tạo điều kiện trao đổi và đổi mới công nghệ; hỗ trợ tiếp cận tài chính; nâng cao nhận thức về khởi nghiệp cho sinh viên, các cá nhân, doanh nghiệp startup chủ lực nằm trong chiến lược phát triển của tỉnh Nghệ An nói riêng và Bắc Trung bộ nói chung. Các bạn sinh viên và doanh nghiệp Startup tại địa phương đã có cơ hội đưa ra những thắc mắc và được giải đáp chuyên sâu từ các chuyên gia và đại diện các Tổ chức về liên kết thị trường và liên kết nguồn lực, trong khuôn khổ tại địa phương cũng như cách thức tiếp cận giáo dục thị trường và câu chuyện phát triển thương hiệu doanh nghiệp.
Qua buổi hội thảo, các đại biểu, sinh viên tham dự đã được lắng nghe những chia sẻ thực tế về những khó khăn và giải pháp của doanh nghiệp startup trong quá trình hoạt động “mô hình kinh doanh mới” từ các đại diện Startup khách mời từ trong và ngoài khu vực. Nội dung chính sách hỗ trợ và những điều chỉnh tích cực thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Nghệ An. Đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp để ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu về liên kết môi trường sáng tạo khởi nghiệp. Chương trình không chỉ nhận được sự quan tâm của các startup trẻ và các bạn sinh viên mà còn nhận được sự quan tâm của đại diện các cơ quan, ban ngành cũng như các trường đại học, cao đẳng, các đơn vị đang triển khai hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trung tâm DV,HTSV&QHDN