I. THÔNG TIN VỀ ĐỢT KHẢO SÁT

1. Mục đích khảo sát

            - Nhằm thu nhận thông tin khách quan về “sản phẩm đào tạo” của Trường Đại học Vinh, giúp Nhà trường có căn cứ để điều chỉnh trong công tác quản lý, tuyển sinh, đào tạo... phù hợp với nhu cầu xã hội.

- Kết nối cựu sinh viên, tranh thủ tối đa sự ủng hộ về trí tuệ, tinh thần, vật chất nhằm hỗ trợ các đối tượng người học cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phục vụ sự phát triển Nhà trường.

             2. Nội dung khảo sát

2.1. Khảo sát về thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp: tỷ lệ sinh viên có việc làm; thời gian có việc làm sau tốt nghiệp; nội dung công việc so với ngành được đào tạo; các kiến thức, kỹ năng được học với yêu cầu công tác; mức thu nhập bình quân hàng tháng; tương lai nghề nghiệp...

2.2. Khảo sát xu hướng việc làm của sinh viên, khu vực làm việc (nhà nước, tư nhân, có yếu tố nước ngoài hay tự tạo việc làm), vùng miền, địa phương làm việc, ngành nghề nhu cầu xã hội...

            2.3. Điều tra lý do SVTN chậm hoặc không tìm được việc làm; những kiến thức, kỹ năng nào sinh viên cần bổ sung trước khi tốt nghiệp; ý kiến đóng góp, hiến kế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo của Nhà trường...

2.4. Lập danh bạ cựu sinh viên, kết nối, xây dựng mạng lưới cựu người học và tổ chức các hoạt động cựu người học đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

3. Đối tượng, số lượng khảo sát:

3.1. Đối tượng: SVTN đại học hệ chính quy tốt nghiệp trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 đến 31/12/2021 (tương đương khóa 57 hệ kỹ sư; khóa 58 hệ cử nhân và các khoá trước tốt nghiệp năm 2021n).

            3.2. Số lượng khảo sát: 2.529 SVTN.

            4. Hình thức khảo sát

            - Khảo sát qua phần mềm Khảo sát SVTN;

- Khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp;

- Khảo sát qua gọi điện thoại và các hình thức khác như qua mạng xã hội...

5. Thời gian thực hiện

- Từ 08/8-31/08/2022: Lập kế hoạch, danh sách SVTN, lập mẫu phiếu, xây dựng phần mềm khảo sát;

- Từ 01/9-30/11/2022: Khảo sát qua phần mềm, phỏng vấn trực tiếp và các phương thức khác như gọi điện, thông qua mạng xã hội;

- Từ 01/12-31/12/2022: Tổng hợp, phân tích kết quả, báo cáo các đơn vị liên quan và báo cáo, nhập dữ liệu vào phần mềm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Các đơn vị phối hợp thực hiện việc khảo sát

6.1. Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp

            - Chủ trì xây dựng kế hoạch, chương trình, mẫu phiếu; chuẩn bị cơ sở vật chất, thông tin, dữ liệu, mẫu phiếu, chọn cử và tập huấn cho cộng tác viên tham gia hỗ trợ quá trình khảo sát.

- Phối hợp Trung tâm CNTT (thuộc Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến) xây dựng phần mềm khảo sát;

- Khảo sát; tổng hợp, báo cáo kết quả khảo sát; tham mưu nhà trường sử dụng kết quả khảo sát để điều chỉnh chương trình đào tạo, công tác quản lý; lưu trữ lâu dài dữ liệu khảo sát nhằm phục vụ cho các hoạt động của Nhà trường.

6.2. Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến

- Phối hợp xây dựng phần mềm khảo sát và xử lý kết quả khảo sát, xuất số liệu theo yêu cầu.

- Nghiên cứu, tích hợp phần mềm khảo sát vào các phần mềm quản trị chung của Nhà trường.

6.3. Phòng Đào tạo

- Cung cấp danh sách sinh viên kèm theo các Quyết định công nhận tốt nghiệp, số liệu SVTN từ ngày 01/0/2021 đến ngày 31/12/2021 phục vụ cho công tác điều tra, khảo sát việc làm sau tốt nghiệp.

- Tiếp nhận các ý kiến góp ý để điều chỉnh kế hoạch, hoạt động tuyển sinh, đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội.

6.4. Phòng Công tác chính trị và Học sinh, sinh viên

- Phối hợp thông tin, truyền thông về đợt khảo sát;

- Cập nhật, bổ sung danh sách cựu sinh viên thành đạt trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, có nhiều đóng góp cho địa phương và đất nước... vinh danh tại Nhà Truyền Trường Đại học Vinh.

6.5. Các trường, khoa, viện trong toàn trường

- Phối hợp truyền thông và đôn đốc cựu sinh viên tham gia khảo sát (xây dựng group trên mạng xã hội, gửi đường link phiếu điều tra đến các đối tượng khảo sát...);

- Phân tích số liệu, tiếp nhận các ý kiến góp ý để điều chỉnh kế hoạch, hoạt động tuyển sinh, đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội.

- Lưu trữ lâu dài kết quả khảo sát, dữ liệu cựu sinh viên để phục vụ cho các hoạt động của các đơn vị và Nhà trường.

6.6. Các đơn vị liên quan khác

Phối hợp cung cấp dữ liệu SVTN, cựu sinh viên thành đạt nhằm kết nối các thế hệ cựu sinh viên, tranh thủ tối đa sự ủng hộ về trí tuệ, tinh thần, vật chất giúp đỡ HSSV và góp phần phát triển Nhà trường.

II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SINH VIÊN TỐT NGHIỆP

 1. Sự phản hồi của sinh viên tốt nghiệp

- Số SVTN được khảo sát: 2.529 (100% SVTN năm 2021).

- Số SVTN có phản hồi: 2.353 (chiếm 93,04% SVTN).

- Số SVTN không phản hồi: 176 (chiếm 6,96% SVTN)

 2. Tỷ lệ sinh viên có việc làm và khu vực làm việc

2.1. Số lượng SVTN báo cáo đã có việc làm: 2.003 (chiếm 85,12% SVTN phản hồi).

2.2. Về tỷ lệ SVTN làm việc đúng ngành được đào tạo/SVTN có việc làm:

- Số lượng sinh viên làm việc đúng ngành đào tạo: 976 (chiếm 48,73% SVTN có việc làm).

- Số lượng sinh viên làm việc liên quan nhiều đến ngành đào tạo: 349 (chiếm 17,42% SVTN có việc làm).

- Số lượng sinh viên làm việc không hoặc ít liên quan đến ngành đào tạo: 678 (chiếm 33,85% SVTN có việc làm).

2.3. Số sinh viên hiện đang tiếp tục học (sau đại học, văn bằng 2): 46 (chiếm 1,96% SVTN phản hồi).

2.4. Số sinh viên chưa có việc làm: 304 (chiếm 12,92% SVTN phản hồi).

2.5.Tỷ lệ sinh viên có việc làm (có việc làm và sinh viên tiếp tục học tập/tổng số sinh viên phản hồi) là 2.049/2.353 sinh viên, chiếm 87,08%.

2.6. Các ngành tốt nghiệp đúng thời hạn có tỷ lệ việc làm cao nhất: Nuôi trồng Thủy sản (100%), Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông (96.6%), Sư phạm Tiếng Anh (93.7%), Sư phạm Giáo dục Tiểu học (91.8%), Ngôn ngữ Anh (91.8%), Tài chính Ngân hàng (91.5%)...;

2.7. Các ngành có tỷ lệ việc làm thấp nhất: Quản lý Văn hóa (40%), Sư phạm Vật lý (57.1%)...;

2.8. Thời gian có việc làm sau khi tốt nghiệp trung bình là: 4,0 tháng.

2.9. Về khu vực làm việc của cựu sinh viên:

- Trong cơ quan Nhà nước: 432 (chiếm 21,57% SVTN có việc làm);

- Trong các doanh nghiệp tư nhân: 1.266 (chiếm 63,20% SVTN có việc làm);

- Sinh viên khởi nghiệp, tự tạo việc làm: 200 (chiếm 9,99% SVTN có việc làm);

- Làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài: 105 (chiếm 5,24% SVTN có việc làm);

(Số liệu cụ thể kết quả khảo sát có tại phụ lục đính kèm)


3. Tỷ lệ SVTN có việc làm theo ngành đào tạo (xếp theo thứ tự giảm dần):

TT

Ngành học

Số SV phản hồi

SV có việc làm

Đang tiếp tục học

Chưa có việc làm

Tỷ lệ SVcó việc làm

1.

Nuôi trồng Thủy sản

16

16

0

0

100.0

2.

Sư phạm Lịch sử

8

8

0

0

100.0

3.

Kinh tế nông nghiệp

3

3

0

0

100.0

4.

Công nghệ Sinh học

5

5

0

0

100.0

5.

Khoa học Máy tính

1

1

0

0

100.0

6.

Kỹ thuật Xây dựng CTGT

29

28

0

1

96.6

7.

Sư phạm Tiếng Anh

111

103

1

7

93.7

8.

Sư phạm Giáo dục Tiểu học

134

123

0

11

91.8

9.

Ngôn ngữ Anh

158

143

2

13

91.8

10.

Tài chính Ngân hàng

47

43

0

4

91.5

11.

Sư phạm Địa lý

21

15

4

2

90.5

12.

Kế toán

409

368

2

39

90.5

13.

Sư phạm Toán học

83

63

12

8

90.4

14.

Báo chí

31

28

0

3

90.3

15.

Công nghệ thực phẩm

47

42

0

5

89.4

16.

Kỹ thuật Điều khiển và TĐH

41

36

0

5

87.8

17.

Sư phạm Tin học

24

21

0

3

87.5

18.

Công nghệ KT Điện - Điện tử

40

35

0

5

87.5

19.

Nông học

8

7

0

1

87.5

20.

Công nghệ thông tin

87

76

0

11

87.4

21.

Quản trị kinh doanh

85

74

0

11

87.1

22.

Kỹ thuật Xây dựng

95

81

1

13

86.3

23.

Việt Nam học (Du lịch)

57

49

0

8

86.0

24.

Sư phạm Giáo dục Chính trị

7

4

2

1

85.7

25.

Kinh tế

28

24

0

4

85.7

26.

Quản lý Đất đai

7

6

0

1

85.7

27.

Sư phạm Hóa học

13

11

0

2

84.6

28.

Quản lý Giáo dục

19

16

0

3

84.2

29.

Khoa học Môi trường

6

5

0

1

83.3

30.

Sư phạm Giáo dục Mầm Non

184

151

2

31

83.2

31.

Luật Kinh tế

148

115

7

26

82.4

32.

Luật học

236

182

12

42

82.2

33.

Sư phạm Ngữ văn

46

37

0

9

80.4

34.

Công tác xã hội

25

20

0

5

80.0

35.

Chính trị học

13

10

0

3

76.9

36.

Sư phạm Sinh học

8

6

0

2

75.0

37.

Sư phạm Giáo dục Thể chất

8

6

0

2

75.0

38.

Chăn nuôi

4

3

0

1

75.0

39.

Kỹ thuật Điện tử -Truyền thông

11

8

0

3

72.7

40.

Quản lý Tài nguyên và MT

20

14

0

6

70.0

41.

Sư phạm Giáo dục QP&AN

18

11

1

6

66.7

42.

Sư phạm Vật lý

7

4

0

3

57.1

43.

Quản lý Văn hóa

5

2

0

3

40.0

 4. Mức thu nhập của SVTN

            Trong số 2.353 SVTN phản hồi đợt khảo sát, có 70% sinh viên có phản hồi về thu nhập, 30% còn lại không phản hồi. Việc không phàn hồi phần lớn do SVTN ngại chia sẻ thông tin hoặc không được phép công bố về thu nhập theo quy định nội bộ của nơi làm việc. Dựa trên số liệu phản hồi về mức thu nhập của SVTN, Nhà trường xếp theo khối ngành như sau:

 

Khối ngành đào tạo

Thu nhập bình quân/tháng

Tỷ lệ %

Khối các ngành Sư phạm

Dưới 5 triệu đồng

58.3%

Từ 5 đến dưới 8 triệu đồng

29.6%

Từ 8 đến dưới 12 triệu đồng

8.8%

Trên 12 triệu đồng

3.2%

Khối các ngành Kỹ thuật, công nghệ

Dưới 5 triệu đồng

4.5%

Từ 5 đến dưới 8 triệu đồng

29.6%

Từ 8 đến dưới 12 triệu đồng

43.5%

Trên 12 triệu đồng

22.4%

Khối các ngành Kinh tế

Dưới 5 triệu đồng

24.1%

Từ 5 đến dưới 8 triệu đồng

47.2%

Từ 8 đến dưới 12 triệu đồng

21.0%

Trên 12 triệu đồng

7.7%

Khối các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn và các ngành khác

Dưới 5 triệu đồng

31.8%

Từ 5 đến dưới 8 triệu đồng

39.3%

Từ 8 đến dưới 12 triệu đồng

19.4%

Trên 12 triệu đồng

9.5%

5. Địa phương nơi SVTN làm việc (xếp theo tỷ lệ giảm dần)

TT

Tỉnh làm việc

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Nghệ An

1.264

63.1

2

Hà Tĩnh

175

8.74

3

Thành phố Hà Nội

119

5.94

4

Nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Úc, Mỹ, Canada, Singapo…)

105

5.24

5

Thành phố Hồ Chí Minh

68

3.39

6

Thanh Hoá

43

2.15

7

Bình Dương

32

1.60

8

Bắc Ninh

24

1.20

9

Đồng Nai

20

1.00

10

Đà Nẵng

18

0.90

11

Vĩnh Long

18

0.90

12

Bắc Giang

12

0.60

13

Quảng Bình

12

0.60

14

Lâm Đồng

10

0.50

15

Vũng Tàu

10

0.50

16

Bình Phước

7

0.35

17

Quảng Ninh

7

0.35

18

Đắc Lắc

6

0.30

19

Gia Lai

5

0.25

20

Thừa Thiên Huế

5

0.25

21

Quảng Nam

4

0.20

22

Bình Định

3

0.15

23

Bình Thuận

3

0.15

24

Thành phố Hải Phòng

3

0.15

25

Khánh Hoà

3

0.15

26

Sơn La

3

0.15

27

Bến Tre

2

0.10

28

Thành phố Cần Thơ

2

0.10

29

Hải Dương

2

0.10

30

Hoà Bình

2

0.10

31

Kiên Giang

2

0.10

32

Sóc Trăng

2

0.10

33

An Giang

1

0.05

34

Đắc Nông

1

0.05

35

Đồng Tháp

1

0.05

36

Hà Nam

1

0.05

37

Hưng Yên

1

0.05

38

Lai Châu

1

0.05

39

Nam Định

1

0.05

40

Ninh Bình

1

0.05

41

Phú Thọ

1

0.05

42

Quảng Ngãi

1

0.05

43

Quảng Trị

1

0.05

44

Vĩnh Phúc

1

0.05

Kết quả Bảng trên cho ta thấy: Phần lớn sinh viên tốt nghiệp ở lại làm việc tại Nghệ An (chiếm đến 63.1%, số lượng sinh viên người Nghệ An chiếm trên 80% tổng số SVTN). Tiếp đến là các địa phương như Hà Tĩnh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai... Qua đó, phản ánh tâm lý muốn được làm việc, gắn bó với quê hương, nơi thường trú hoặc tại các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, địa phương có khu công nghiệp tập trung nhiều doanh nghiệp, nhà máy. Đồng thời, 5,24% số cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tham gia làm việc ở thị trường lao động nước ngoài cũng phản ánh nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người học muốn được làm việc ở môi trường tốt hơn với chế độ đãi ngộ và thu nhập cao hơn...

6. Tổng hợp các ý kiến góp ý của SVTN

Thông qua phiếu khảo sát, phần lớn SVTN đều đánh giá cao sự nỗ lực của Nhà trường nhằm giúp sinh viên hoàn thành khóa học đạt kết quả tốt nhất. Có nhiều ý kiến góp ý cụ thể, các hiến kế sát thực của SVTN nhằm tăng tỷ lệ SVTN có việc làm... Nhà trường tổng hợp các ý kiến như sau:

6.1. Nhà trường cần chú trọng việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo nhằm phù hợp với thực tiễn và yêu cầu, đòi hỏi của xã hội; phù hợp với xu hướng nghề nghiệp. Trong đó, kết quả lấy ý kiến phản hồi của người học và của đơn vị sử dụng lao động phải là một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện nội dung này.

6.2. Cần tiếp tục quan tâm, thúc đẩy việc kết nối và hợp tác với các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp trên nhiều nội dung, lĩnh vực như đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trao học bổng tài trợ, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp, thiết lập hệ thống thông tin hai chiều giữa Nhà trường với các đối tác nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, Nhà trường cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc phối hợp với doanh nghiệp triển khai các chương trình thực tập tiềm năng, thực tập định hướng, đặt hàng đào tạo dành cho sinh viên (năm cuối và áp cuối), giúp sinh viên có được môi trường thực tập thuận lợi, bổ ích và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên ngay từ khi chưa tốt nghiệp.

6.3. Nhà trường cần đầu tư thêm các nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ người học trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt, đặc biệt là hỗ trợ sinh viên sớm tiếp cận với thế giới việc làm. Chú trọng triển khai các chương trình về việc làm bán thời gian, các hoạt động trải nghiệm thực tế; các khoá đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm giúp sinh viên hoàn thiện thêm kiến thức, kỹ năng và tư duy nghề nghiệp.

6.4. Tăng cường các khóa học ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Đức… nhằm đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ của sinh viên, thực hiện chuẩn đầu ra linh động, phù hợp với ngành nghề và định hướng của từng người học. Đồng thời, giúp sinh viên tự tin tiếp cận với thế giới việc làm, tăng cơ hội được học tập, thực tập và làm việc tại thị trường lao động ngoài nước cũng như làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

6.5. Các đơn vị đào tạo cần quan tâm kết nối, hỗ trợ các hoạt động cựu sinh viên; duy trì kênh liên hệ kết nối trên phần mềm để SVTN tương tác tốt hơn với các hoạt động của nhà trường…

Trên đây là báo cáo kết quả khảo sát về tình hình việc làm của SVTN trong năm 2021. Mọi thông tin, số liệu, danh sách chi tiết các đơn vị liên quan liên hệ với đơn vị đầu mối (Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp) để được cung cấp.

20221230_bao_cao_ket_qua_khao_sat_viec_lam_sinh_vien_tot_nghiep_2021.pdf