I. CHỨC NĂNG
          Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường tổ chức và quản lý các hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
         
II. NHIỆM VỤ
          Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý và tổ chức các hoạt động sau:
          1. Tổ chức các hoạt động tư vấn cho học sinh, sinh viên (HSSV)
- Tổ chức các hình thức tư vấn cho người học về những vấn đề liên quan chế độ, chính sách, pháp luật, cuộc sống; cung cấp những thông tin định hướng cho HSSV tìm kiếm học bổng, du học.
- Tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc về nội dung, chương trình đào tạo, các vấn đề về học tập cho HSSV; tham gia công tác tư vấn, quảng bá tuyển sinh của nhà trường.
- Tư vấn, hướng nghiệp cho sinh viên về cơ hội việc làm, các kiến thức, kỹ năng cần có trước và sau khi ra trường, lựa chọn địa điểm thực tập, kinh nghiệm phỏng vấn xin việc…
 
2. Phối hợp đào tạo theo nhu cầu xã hội
- Thiết lập và mở rộng quan hệ giữa Trường Đại học Vinh với các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, các doanh nghiệp trong việc đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Thông qua các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động, tiếp nhận thông tin phản hồi của xã hội về sản phẩm đào tạo của Nhà trường để Nhà trường thực hiện điều chỉnh chư­ơng trình, nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.
- Phối hợp tổ chức bồi dưỡng cấp chứng chỉ các chương trình ngắn hạn cho cán bộ các doanh nghiệp trong những lĩnh vực nhà trường có thế mạnh và doanh nghiệp có nhu cầu.
- Tham gia các hoạt động quảng bá tuyển sinh và liên kết tuyển sinh của nhà trường.
3. Tổ chức các hoạt động đào tạo kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ
- Phối hợp với các tổ chức, đơn vị trong và ngoài trường tổ chức đào tạo ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ cho sinh viên và các đối tượng khác có nhu cầu.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cho sinh viên.
 
4. Tổ chức các hoạt động kiến tập, thực tập nghề cho sinh viên ngoài sư phạm
- Phụ trách công tác kiến tập, thực tập nghề cho sinh viên các ngành ngoài sư phạm. Phối hợp với các khoa đào tạo ngoài sư phạm để tổ chức và bố trí sinh viên kiến tập, thực tập nghề. Chủ động làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp để liên hệ cho sinh viên tham gia thực hành, kiến tập, thực tập nghề.
- Xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Nhà trường để tổ chức và quản lý hoạt động kiến tập, thực tập nghề cho sinh viên.
 
5. Tổ chức các chương trình việc làm cho sinh viên
- Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức các hội thảo, hội nghị và ngày hội việc làm theo kế hoạch định kỳ và thường xuyên nhằm kết nối sinh viên với các nhà tuyển dụng, thiết lập hệ thống thông tin hai chiều giữa nhà trường với các doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa Nhà trường, người học với các cơ quan, doanh nghiệp và đơn vị tuyển dụng.
- Tổ chức giới thiệu việc làm bán thời gian và việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên.
 
6. Tìm kiếm, xây dựng và quản lý Quỹ học bổng tài trợ
- Kêu gọi và tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để hình thành Quỹ học bổng tài trợ nhằm động viên, khen thưởng cho HSSV xuất sắc, trợ cấp cho HSSV vượt khó học giỏi và HSSV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Tổ chức quản lý Quỹ học bổng tài trợ; phối hợp với phòng Công tác chính trị và học sinh, sinh viên, các khoa đào tạo để lựa chọn và cấp phát học bổng tài trợ đến đúng đối tượng.
 
7. Tổ chức và quản lý các Câu lạc bộ đội nhóm đặc thù
- Tổ chức và quản lý các Câu lạc bộ đội nhóm như Câu lạc bộ “Mái ấm trường Vinh”, Câu lạc bộ Gia sư, Câu lạc bộ Khởi nghiệp, Câu lạc bộ sức khỏe sinh sản… nhằm thu hút, tập hợp sinh viên tham gia các hoạt động tập thể, sinh hoạt cộng đồng, giúp sinh viên có những hoạt động bổ ích trong quá trình học tập tại trường.
- Thành lập và quản lý Câu lạc bộ Tổ chức sự kiện. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nhà trường tổ chức các hoạt động sự kiện về chính trị, văn hóa, giáo dục theo quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
 
 
8. Tổ chức các chương trình hỗ trợ sinh viên
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu phục vụ cho mục đích học tập, sinh hoạt của sinh viên, giúp giảm thiểu những khó khăn trong cuộc sống và nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nhằm đáp ứng các nhu cầu phục vụ công tác, học tập, sinh hoạt và cuộc sống của cán bộ, HSSV, học viên của Nhà trường.
 
9. Kết nối cựu sinh viên, điều tra, khảo sát việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên
-Tổ chức khảo sát việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp nhằm thu nhận thông tin khách quan về sản phẩm đào tạo của nhà trường, giúp nhà trường có sự điều chỉnh cần thiết trong công tác đào tạo và quản lý.
- Kết nối với cựu sinh viên của nhà trường nhằm tiếp nhận những chia sẻ kinh nghiệm và các đóng góp tinh thần, vật chất để giúp đỡ sinh viên và xây dựng nhà trường.
 
                                                                             TRUNG TÂM HTSV&QHDN